Page 32 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 32

Chương 2

                           TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ NƯỚC
                     VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG:
                             CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC

                                                                    1*
                                                                                  2
                                                     Võ Quang Minh , Lê Văn Khoa ,
                                                                                   1
                                                          1
                                            Phạm Thanh Vũ , Nguyễn Đình Giang Nam
                    1 Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên, Trường Đại học Cần Thơ
                                        2 Trường Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ
                                                          *
                                                         ( Email: vqminh@ctu.edu.vn)

               2.1  GIỚI THIỆU

               Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với tổng diện tích khoảng 3,96
          triệu ha, trong đó 2,7 triệu ha sử dụng cho nông nghiệp (chủ yếu là lúa, cây
          ăn trái, cây màu) và thủy sản chiếm 65%. ĐBSCL đóng vai trò quan trọng đối
          với sự phát triển kinh tế - xã hội cả nước, đặc biệt là phát triển nông nghiệp
          và an ninh lương thực. Trong khi đó, tài nguyên đất tại ĐBSCL là nguồn lực,
          là yếu tố đầu vào không thể thiếu trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của
          vùng. Việc quản lý và sử dụng tài nguyên đất bền vững đóng vai trò vô cùng
          quan trọng. Tuy nhiên, tài nguyên đất tại ĐBSCL có những đặc trưng riêng
          do ảnh hưởng bởi nhiều điều kiện: môi trường, khí hậu, địa hình, địa mạo
          cũng như nguồn gốc hình thành. Bên cạnh đó, do nhiều nguyên nhân mà tài
          nguyên đất ĐBSCL đã và đang có nguy cơ và biểu hiện tiêu cực ảnh hưởng
          đến sử dụng đất như: sự suy thoái tài nguyên, xâm nhập mặn, đất bị khô hạn,
          ô nhiễm đất,... Điều này đã gây ra nhiều khó khăn trong sử dụng và quản lý
          tài nguyên đất tại ĐBSCL.

               Bên cạnh đó, ĐBSCL đã và đang đối mặt với nhiều tác động của biến
          đổi khí hậu (BĐKH), nước biển dâng và khí hậu cực đoan. Một trong số đó
          là việc khai thác và sử dụng quá mức tài nguyên nước, dẫn đến suy giảm tài
          nguyên nước nghiêm trọng. Ngoài ra, ĐBSCL cũng luôn đối mặt với những
          vấn đề về lũ và ngập lụt ở vùng thượng, xâm nhập mặn ở vùng ven biển, sự
          lan truyền nước chua ở những vùng trũng thấp, thiếu nước ngọt cho sản xuất
          và sinh hoạt ở những vùng ven biển, và ô nhiễm nguồn nước; bên cạnh đó,
          tình trạng xói lở bờ sông, bờ biển cũng xảy ra ở nhiều nơi.
               Qua đó cho thấy việc nhận diện, đánh giá được thực trạng và các thách
          thức của các tài nguyên này, từ đó có những giải pháp khả thi để chủ động
          giảm thiểu và phòng, chống đang là vấn đề cấp bách hiện nay.


                                                                                 21
   27   28   29   30   31   32   33   34   35   36   37