Page 36 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 36
a) Đất phèn tiềm tàng
Đất phèn tiềm tàng có khoảng gần 600 nghìn ha, tập trung chủ yếu ở
ven biển đồng bằng Nam Bộ. Đất được phân loại do sự có mặt của tầng sinh
phèn (Sulfidic Horizon), là tầng tích lũy vật liệu chứa phèn, là tầng sét và tầng
hữu cơ ngập nước, thường xuyên ở trạng thái yếm khí, có chứa FeS2>1,7%
(tương đương với > 0,7% S) khi oxy hóa tầng này trong điều kiện tự nhiên,
pH < 3,5. Sự chênh lệch độ pH giữa trạng thái oxy hóa và trạng thái khử
thường đạt trên 2 đơn vị. Đất phèn tiềm tàng có thể được khai thác để trồng
lúa, nuôi tôm. Tuy nhiên cần tránh để đất bị khô hoặc đưa tầng đất chứa vật
liệu sinh phèn lên lớp đất mặt. Vùng phèn tiềm tàng dưới rừng sú, vẹt, đước
(rừng ngập mặn) và một số vùng phèn đặc thù cần bảo tồn để giữ bờ biển, bảo
vệ môi trường và đàn chim, thú quý hiếm của vùng biển ngập mặn.
b) Ðất phèn hoạt động
Đất phèn hoạt động có khoảng gần 1,4 triệu ha, phân bố chủ yếu ở đồng
bằng Nam Bộ và một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Đất phèn hoạt động được
nhận diện và phân loại do có tầng phèn (tầng sulfuric), là tầng có pH thấp,
chứa nhiều độc chất chủ yếu là Al, Fe, có sự hình thành khoáng jarosite dưới
dạng đốm, hoặc theo ống rễ màu vàng rơm (màu 2.5Y8/6 hoặc 8/8 theo bảng
so màu của Munsell) pH thường <3,5. Đốm jarosite màu vàng rơm là chỉ thị
phổ biến nhất cho đất phèn hoạt động.
2.1.1.4 Nhóm đất phèn nhiễm mặn
Đặc điểm chung của nhóm đất phèn nhiễm mặn là đất bị nhiễm mặn
tạm thời (hay còn gọi là nhiễm mặn cục bộ).
a) Đất phèn tiềm tàng bị ngập do thủy triều chưa phân hóa phẫu diện
hoặc phẫu diện phát triển rất yếu
Đất này chiếm diện tích khoảng 7% (279.418 ha) so với tổng diện tích
ĐBSCL. Đất phân bố chủ yếu ở vùng Đất Mũi tỉnh Cà Mau từ cửa sông Đốc
cùng đến Gành Hào, khu vực ven biển tỉnh Trà Vinh, ven biển Hòn Đất và
khu vực hạ lưu sông Cái Lớn, Cái Bé thuộc tỉnh Kiên Giang.
Đặc biệt ở vùng Đất Mũi tỉnh Cà Mau, tầng đất sâu hơn 100 cm là lớp
đất xám nhạt, mềm, không chứa vật liệu sinh phèn. Nhóm đất này thường bị
úng nước, chưa phát triển, đất có độ phì tự nhiên khá, tuy nhiên yếu tố mặn đã
làm hạn chế nhiều đến sự phát triển nông nghiệp. Đất được bao phủ bởi thảm
thực vật rừng nước mặn nhiệt đới như: đước, mắm, sú vẹt, giá, chà là. Trên
nhóm đất này, một số diện tích đã được người dân khai thác đưa vào nuôi trồng
25