Page 41 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 41
Hình 2.4. Bản đồ về mức độ nguy hiểm các dạng tai biến tự nhiên vùng ĐBSCL
(Nguồn: Phách và ctv., 2011)
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016), nhiệt độ và lượng mưa ở
tất cả các vùng của Việt Nam đều có xu hướng tăng so với thời kỳ cơ sở
(1986-2005). Ở khu vực Nam Bộ đến khoảng năm 2050, nhiệt độ tăng cao
o
o
nhất có thể lên đến 1,8 C ÷ 1,9 C (kịch bản RCP8.5); lượng mưa tăng trong
khoảng 5% ÷ 15%. Mực nước biển dâng khoảng 17 cm ÷ 35 cm (trung bình
25 cm). Nếu mực nước biển dâng 100 cm (đến năm 2100) và không có các
giải pháp ứng phó, ĐBSCL có nguy cơ ngập rất cao, sẽ có khoảng 38,9% diện
tích có nguy cơ bị ngập. Trong đó, các tỉnh có nguy cơ ngập cao nhất là Hậu
Giang (80,62%), Kiên Giang (76,86%) và Cà Mau (57,69%).
Tuấn (2010) chỉ ra các xu hướng thay đổi các yếu tố khí hậu do tác động
của biến đổi khí hậu tại vùng ĐBSCL như: tăng nhiệt độ, tăng số ngày nắng
nóng liên tục, lượng mưa đầu mùa giảm, mưa lớn bất thường xảy ra thường
xuyên, gia tăng áp thấp nhiệt đới và bão, tăng sự ảnh hưởng của lũ lụt, triều
cường, sạt lở bờ sông và giảm mực nước ngầm.
30