Page 45 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 45

ngạch xuất khẩu lương thực, thực phẩm của vùng. Điều này được thực hiện
          nhờ vào sự tiến bộ khoa học kỹ thuật và việc áp dụng của người dân vào trong
          sản xuất. Sự xuất hiện của các giống lúa mới ngắn ngày, chịu mặn và chống
          được sâu bệnh,… không những giúp cây lúa gia tăng sản lượng mà còn nâng
          cao về chất lượng. Bên cạnh đó, các dự án của nhà nước với sự đầu tư, nâng
          cấp các công trình thủy lợi (hệ thống đê, cống) đã giúp cho người dân chủ
          động được nguồn nước tưới tiêu, điều tiết mặn - ngọt giữa các vùng sản xuất
          nông nghiệp, từ đó có điều kiện sản xuất tăng vụ. Một phần lớn diện tích trồng
          1 vụ lúa trước đây đã được chuyển thành các mô hình 2, 3 vụ lúa hoặc các mô
          hình kết hợp khác như các mô hình xen canh, luân canh lúa - màu, lúa - tôm
          giúp đa dạng hóa cây trồng và vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp. Hệ số sử
          dụng đất được nâng lên, đời sống người dân được cải thiện, các mô hình canh
          tác hiệu quả được người dân sản xuất và đạt kết quả cao, từ đó gia tăng niềm
          tin của người dân về các chính sách đổi mới của nhà nước (Vũ và ctv., 2013).

               2.2.3  Giải pháp an sinh xã hội và thể chế chính sách

               Quan tâm giải quyết vấn đề an sinh xã hội tại vùng ĐBSCL sẽ là điểm
          tựa cần thiết để giúp ĐBSCL phát triển theo hướng bền vững, nhất là trong
          giai đoạn đổi mới và hội nhập như hiện nay. Bản chất của an sinh xã hội là
          tạo ra lưới an toàn gồm nhiều tầng, nhiều lớp cho tất cả các thành viên trong
          trường hợp bị giảm, bị mất thu nhập hay khi gặp những rủi ro xã hội khác.
          Chính sách an sinh xã hội là một chính sách xã hội cơ bản của nhà nước nhằm
          thực hiện chức năng phòng ngừa, hạn chế và khắc phục rủi ro, bảo đảm an
          toàn thu nhập và cuộc sống cho các thành viên trong xã hội, do đó nó vừa có
          tính kinh tế, vừa có tính xã hội và nhân đạo sâu sắc. Giai đoạn sắp tới, để phát
          triển an sinh xã hội tại ĐBSCL, công tác quản lý vùng đồng bằng cần tập
          trung vào một số nội dung cơ bản sau:

               - Nhận thức được giải pháp tốt nhất đối với giảm nghèo và đảm bảo an
          sinh xã hội là thông qua tạo việc làm nhằm tăng thu nhập. Do vậy, ĐBSCL
          nên tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các chính sách và dự án nhằm hỗ trợ tạo việc
          làm như: vay vốn tín dụng ưu đãi, dạy nghề và thông tin thị trường lao động
          tập trung vào đối tượng là người lao động nghèo, người thất nghiệp, người
          khuyết tật. Nghiên cứu để có cơ chế thu hút người lao động nghèo vào làm
          việc cho các dự án công như: thu gom rác thải, xây dựng các công trình cơ sở
          hạ tầng quy mô nhỏ ở nông thôn.




          34
   40   41   42   43   44   45   46   47   48   49   50