Page 44 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 44

2.2.2  Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất và
          nước ở ĐBSCL

               2.2.2.1  Giải pháp về tự nhiên nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên
          đất và nước
               Điều kiện canh tác của vùng ĐBSCL chịu sự ảnh hưởng lớn bởi các yếu
          tố tự nhiên. Do vậy, các giải pháp điều tiết nguồn nước, cải tạo đất thông qua
          biện pháp công trình kỹ thuật canh tác hoặc ứng dụng các tiến bộ khoa học
          kỹ thuật.
               Đối với vùng chịu ảnh hưởng của ngập lụt theo mùa, biện pháp thủy lợi
          thông qua các công trình điều tiết như cống, đập, trạm bơm là rất cần thiết.
          Tuy nhiên, giải pháp này cần được tính toán cẩn thận về hiệu quả kinh tế - xã
          hội và môi trường một cách tổng thể mang tính lâu dài và có sự liên kết với
          toàn vùng. Thực tế cho thấy trong những năm gần đây, hiệu quả của các hệ
          thống đê bao khép kín đã được thảo luận khá nhiều, đặc biệt là xoay quanh
          một số tác động tiêu cực được cho là do hệ thống đê bao khép kín gây ra như:
          làm tăng mực nước trên sông trong mùa lũ, đất sản xuất trong vùng đê bao
          khép kín bị suy thoái dẫn đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp thấp (Thiện và
          ctv., 2013).
               Đối với các trở ngại của vùng đất phèn, tùy theo sự hiện diện của tầng
          phèn ở các độ sâu khác nhau mà phân ra thành các loại đất phèn khác nhau.
          Trên vùng đất phèn, việc thực hiện đúng quy trình và kỹ thuật bón vôi và sử
          dụng phân bón, kỹ thuật canh tác, bố trí cây trồng hợp lý là biện pháp quan
          trọng. Trong thiết kế đồng ruộng và kỹ thuật làm đất, nếu canh tác lúa nước
          thì có kênh mương và đánh rãnh trên ruộng để xả phèn. Đối với canh tác cây
          trồng cạn thì lên liếp để hạ phèn. Sử dụng giống và loại cây trồng thích ứng
          với đất phèn. Đối với lúa nên chọn các giống kháng phèn hoặc giống chịu
          phèn. Cây trồng cạn thích hợp canh tác trên đất phèn như: mía, khoai mỡ,
          chuối, bắp, mè, tràm, bạch đàn,... (Minh & Vũ, 2015).

               2.2.2.2  Giải pháp chuyển đổi mô hình canh tác
               Cùng với sự thay đổi của điều kiện tự nhiên, chính sách đổi mới trong
          ngành nông nghiệp, sự tiến bộ trong khoa học kỹ thuật từ đó giúp cho sản
          xuất nông nghiệp tăng trưởng cao và đóng góp một phần đáng kể trong việc
          phát triển kinh tế - xã hội cho vùng, tạo điều kiện cho ổn định cơ bản, giúp
          người dân có thể phát huy được vai trò của mình trong việc sản xuất theo
          hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và nông thôn, góp phần nâng cao kim



                                                                                 33
   39   40   41   42   43   44   45   46   47   48   49