Page 49 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 49

b) Lấy tài nguyên nước làm cốt lõi

               Trước thực trạng khô, mặn, sạt lở,… gây thiệt hại nặng nề tại ĐBSCL,
          quan điểm của nhà nước về quản lý tài nguyên, môi trường là lấy tài nguyên
          nước làm cốt lõi và tôn trọng quy luật tự nhiên. Đây điểm quan điểm rất mới
          trong phát triển bền vững vùng ĐBSCL so với nhiều giai đoạn trước đây.

               Ứng phó với biến đổi khí hậu tại ĐBSCL không chỉ tập trung vào hạn
          - mặn, mà còn cần chú trọng tình trạng sụt lún, sạt lở. Đây là hiện tượng
          nghiêm trọng, ảnh hưởng nặng nề tới cuộc sống của người dân trong vùng.
          Như vậy, có thể khẳng định ĐBSCL đang cùng lúc chịu nhiều tác động lớn,
          trong đó tác động do biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất
          và nếu chúng ta không sớm có giải pháp đối phó sẽ hứng chịu những hậu quả
          nặng nề.

               Trước thực trạng trên đòi hỏi vùng ĐBSCL kịp thời triển khai kế hoạch
          phát triển bền vững đồng bằng. Trong đó, nhiệm vụ trọng tâm được đặt ra
          trong thời gian tới không phải là đối phó, chống lại biến đổi khí hậu, mà là
          chinh phục, thích ứng, biến “thách thức” thành “cơ hội”, phát triển ĐBSCL
          theo hướng “thuận thiên” là chính, tôn trọng quy luật tự nhiên, phù hợp với
          điều kiện thực tế, tránh can thiệp thô bạo vào tự nhiên. Để làm được điều này,
          việc triển khai Nghị quyết 120/NQ-CP chính là động lực, tạo bước đột phá về
          đổi mới tư duy tiếp cận trong phát triển bền vững đồng bằng.

               2.3  KẾT LUẬN

               Để phát huy hiệu quả sử dụng tài nguyên đất, nước bền vững, ngoài
          việc bảo vệ nguồn quỹ đất của quốc gia, cần phải quản lý việc sử dụng hợp
          lý, nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, vừa đảm bảo lợi ích trước mắt, vừa tạo
          điều kiện cho việc sử dụng đất đai lâu dài, gắn với việc tăng cường bảo vệ
          môi trường đất. Trong đó tài nguyên nước là yếu tố cốt lõi trong sự phát triển
          của vùng ĐBSCL, việc quản lý và khai thác nguồn nước thiếu bền vững là
          thách thức cho an ninh nguồn nước của vùng bên cạch các vấn đề sạt lở, sụt
          lún, xâm nhập mặn ngày càng nghiêm trọng. Do đó, việc quản lý khai thác
          nguồn nước phục vụ sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội có ý nghĩa rất quan
          trọng trong sự phát triển chung của cả nước.

               Các giải pháp bảo vệ tài nguyên và ứng phó biến đổi khí hậu cần được
          thực hiện theo thứ tự ưu tiên là thích ứng, phòng ngừa, kiểm soát, cải thiện,
          phục hồi và xử lý. Song song đó cần tăng cường bảo vệ và sử dụng hợp lý tài
          nguyên, giảm khai thác, sử dụng tài nguyên nước và tài nguyên nguyên khác



          38
   44   45   46   47   48   49   50   51   52   53   54