Page 53 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 53

Chương 3

                 DIỄN BIẾN MÔI TRƯỜNG VÀ THỰC TRẠNG
                 CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG VÙNG ĐBSCL

                                                                                   *
                                                                  Nguyễn Văn Công
                                           Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên,
                                                             Trường Đại học Cần Thơ
                                                          *
                                                         ( Email: nvcong@ctu.edu.vn)


               3.1  ĐẶT VẤN ĐỀ
               Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng sản xuất nông nghiệp và
          thuỷ sản trọng yếu của Việt Nam. Diện tích toàn ĐBSCL dù chỉ chiếm khoảng
          12% tổng diện tích cả nước nhưng đóng góp khoảng 50% sản lượng nông
          nghiệp và 80% sản lượng thuỷ sản cho quốc gia; đặc biệt là đóng góp cho
          xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới.

               Để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và thủy sản, ngoài yếu tố về đất,
          kỹ thuật, nhu cầu về nước là rất cần thiết, trong đó cần quan tâm đến số lượng
          và chất lượng. Vùng ĐBSCL nằm ở hạ lưu sông Mekong, chịu ảnh hưởng của
          lượng nước ngọt từ thượng nguồn đổ về qua hai nhánh sông chính (sông Hậu
          và sông Tiền) và nước mặn từ biển xâm nhập vào đất liền qua các cửa sông.
          Do đó, nguồn nước từ sông Hậu và sông Tiền có vai trò rất quan trọng cho
          canh tác nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.

               Trong canh tác nông nghiệp, độ mặn có ảnh hưởng lớn đến sử dụng đất
          và năng suất cây trồng. Tùy thuộc loại cây trồng mà khả năng chống chịu,
          thích ứng với độ mặn khác nhau. Do đó diễn biến độ mặn của nước phục vụ
          cho canh tác nông nghiệp trên các sông chính ở ĐBSCL rất cần được kiểm
          tra để có thông tin giúp cảnh báo và đưa ra giải pháp thích ứng cho sản xuất
          nông nghiệp bền vững. Ngoài ra, các thông số có liên quan đến an toàn thực
          phẩm trong canh tác nông nghiệp cũng rất cần thiết nhằm giúp chỉ ra mức độ
          an toàn của nguồn nước phục vụ cho nông nghiệp để sản xuất ra sản phẩm có
          chất lượng, an toàn và có giá trị cao.
               Trong nuôi trồng thủy sản, ngoài tầm quan trọng của nước về khối
          lượng, chất lượng nước có ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của các mô
          hình nuôi và tính an toàn vệ sinh thực phẩm của sản phẩm thủy sản. Tùy thuộc
          vào giống loài thủy sản mà nhu cầu về chất lượng nước khác nhau. Do đó,



          42
   48   49   50   51   52   53   54   55   56   57   58