Page 57 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 57
Hình 3.1. Diễn biến WQI trên kênh xáng Xà No trong năm 2015
Thành phố Cần Thơ đã bố trí 38 điểm quan trắc chất lượng nước mặt
với tần suất 4 lần/năm. Các thông số quan trắc gồm pH, nhiệt độ, độ đục, DO,
+
6+
-
-
-
3-
BOD5, COD, TSS, NH4 , sắt, NO2 , NO3 , P-PO4 , Cr , F , Pb, As, Hg, tổng
coliform. Kết quả cho thấy diễn biến nồng độ trung bình của BOD5 và COD
trong giai đoạn 2016-2019 tại các điểm trên sông Hậu đều không đạt mức cho
phép của QCVN 08-MT:2015/BTNMT cột A1; BOD5 vượt 1,5-2 lần và COD
vượt 1,2-1,8 lần. Nước tại các cửa sông rạch tiếp giáp sông Hậu đang bị ô
nhiễm hữu cơ, DO thấp, TSS và coliform; đặc biệt, BOD5 vượt cột A1 QCVN
08-MT:2015/BTNMT và có xu hướng tăng (Hình 3.2). Qua đó cho thấy trên
địa bản thành phố Cần Thơ, nước mặt sông Hậu chịu áp lực đe dọa đến chất
lượng ngày càng tăng từ các các nguồn nước đổ vào sông Hậu.
Quan trắc chất lượng nước mặt ở các thủy vực ở quanh thành phố Cần
Thơ, trong đó có sông Hậu từ tháng 5/2010 đến tháng 4/2012, Ozaki et al
(2014) cho rằng yếu tố con người và thủy triều có ảnh hưởng lớn đến mức độ
ô nhiễm chất lượng nước ở các kênh rạch này. Dựa vào hiện trạng phát sinh,
quản lý chất thải từ khu dân cư, đô thị, công nghiệp và biến đổi khí hậu để dự
báo xu hướng thay đổi chất lượng nước sông Hậu trong phạm vi thành phố Cần
Thơ, Duc et al (2021) đã dự báo thông số BOD và coliform nước mặt năm 2030
tăng hơn năm 2018 lần lượt 16,01% và 40,85% vào mùa mưa và tăng 27,8%
và 65,9% vào mùa khô. Qua đó cho thấy nếu không thu gom, quản lý và xử lý
46