Page 62 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 62
sâu nhất là trên nhánh cửa Tiểu (Thuần, 2013). Vùng ven biển Tây gồm tỉnh
Kiên Giang và một phần tỉnh Cà Mau. Hiện tượng xâm nhập mặn năm 2016
tăng so với cùng kỳ 2015 từ 4,8 - 7,6 g/L. Tại Cầu Cái Tư (Hậu Giang), độ
mặn lớn nhất đạt 5,5 g/L vào tháng 2/201, tăng 4,8 g/L so với cùng kỳ năm
2015.
Hình 3.3. Độ mặn tại các trạm đo ở ĐBSCL trong năm 2015 và 2016
(Nguồn: Định và ctv., 2016)
Nhiều nghiên cứu đã kết hợp số liệu đo thực tế và các số liệu về thủy
văn, lưu lượng mưa, các kịch bản nước biển dâng để dự báo xâm nhập mặn ở
ĐBSCL (Dat et al., 2011; Anh et al., 2018). Đây là kết quả quan trọng giúp
cảnh báo xâm nhập mặn cho ngành nông nghiệp nhằm giúp cho các ngành
đưa ra giải pháp ứng phó. Phân tích và mô phỏng diễn biến xâm nhập mặn ở
ĐBSCL, Khang et al (2008) dự báo diện tích lúa 3 vụ ở ĐBSCL giảm khoảng
71.000 ha vào giữa thập niên 2030 và 72.000 ha vào giữa 2090; trong khi diện
tích lúa 1 vụ sẽ tăng 38.000 ha và 39.000 ha trong khoảng thời gian này. Kết
hợp phân tích đa yếu tố (tự nhiên, xã hội, các kịch bản nước biển dâng, hoạt
động các đập thủy điện thượng nguồn sông Mekong…), Smajgl et al. (2015)
đã dự báo xâm nhập mặn ở ĐBSCL và đề xuất một số giải pháp (giải pháp
công trình và giải pháp chính sách) có thể áp dụng để thích ứng, giảm nhẹ ảnh
hưởng và tối ưu hóa thu nhập trong sử dụng đất.
3.2 KẾT LUẬN
Tóm lại, các tỉnh ở ĐBSCL đã và đang bố trí nhiều điểm quan trắc chất
lượng nước mặt. Chất lượng nước nhìn chung có xu hướng suy giảm nhưng
vẫn ở mức trung bình, có thể sử dụng cho nuôi trồng thủy sản và canh tác
nông nghiệp. Tính cho toàn vùng ĐBSCL, số lượng điểm được quan trắc rất
51