Page 65 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 65
Chương 4
QUẢN TRỊ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
2
1*
Nguyễn Thanh Bình , Phan Kiều Diễm ,
3
4
Hà Tấn Linh và Văn Phạm Đăng Trí
1 Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL, Trường Đại học Cần Thơ
2 Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên, Trường Đại học Cần Thơ
3 Nghiên cứu sinh ngành Phát triển Nông thôn, Trường Đại học Cần Thơ
4 Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu, Trường Đại học Cần Thơ
*
( Email: ntbinh02@ctu.edu.vn)
4.1 GIỚI THIỆU
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được xem là một trong những
đồng bằng trù phú bậc nhất ở Châu Á với nguồn tài nguyên thiên nhiên đa
dạng, phong phú, môi trường thuận lợi cho phát triển nông-lâm-ngư nghiệp;
tuy nhiên, đây cũng là nơi đang đối mặt với nhiều thách thức cho sự phát triển
trong tương lai bởi các yếu tố tự nhiên và con người. Thật vậy, chỉ chiếm
khoảng 12% diện tích tự nhiên và 20% dân số cả nước, hàng năm ĐBSCL
đóng góp trên 50% sản lượng lúa, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản, và 70%
các loại trái cây của cả nước; đóng góp 95% lượng gạo và 60% sản lượng cá
xuất khẩu của cả nước; góp phần đảm bảo an ninh lương thực, xóa đói giảm
nghèo và phát triển kinh tế xã hội quốc gia (Chính phủ, 2017a; Tổng cục
Thống kê, 2022). Song, việc khai thác tài nguyên thiên nhiên và môi trường
ở ĐBSCL cho phát triển thâm canh nông nghiệp và thủy sản thời gian qua đã
dẫn đến suy thoái đất đai, ô nhiễm môi trường, diện tích rừng và hệ sinh thái
đất ngập nước tự nhiên bị thu hẹp, mất đa dạng sinh học, đe dọa đến sinh kế
bền vững của hơn 17 triệu dân đang sinh sống tại đây (Sánh & Nhân, 2016;
Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2018; Binh et al., 2021; Binh et al., 2022; Bình
& Tiên, 2021). Theo đánh giá của các chuyên gia, vấn đề trên chủ yếu là do
quản trị tài nguyên và môi trường chưa phù hợp (World Bank [WB], 2019;
Minh et al., 2020; Bình & Tiên, 2021; Tang et al., 2022). Thêm vào đó, việc
phát triển các đập thủy điện và dự án thủy lợi ở thượng nguồn sông Mekong
đã và đang tác động trực tiếp đến thay đổi dòng chảy, giảm phù sa, tăng xói
lở, cạn kiệt nguồn lợi thủy sản tự nhiên (Chính phủ, 2017a). Ngoài ra, ĐBSCL
là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu và nước biển dâng; theo
kịch bản trung bình (RCP4.5), mực nước biển dâng ở khu vực Biển Đông đến
54