Page 67 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 67

BỐI CẢNH                 TIẾN TRÌNH                  KẾT QUẢ
           •  Tổ chức, thể chế        •  Thực tế triển khai     •  Chất lượng công việc
           •  Luật lệ, chính sách     •  Đội ngũ thực hiện      •  Chất lượng hợp tác
           •  Biện pháp can thiệp     •  Sự hợp tác các bên     •  Hiệu quả sử dụng tài
           •  Điều kiện sinh thái, tài   •  Giám sát và đánh giá có sự   nguyên
             nguyên, kinh tế, xã hội    tham gia                •  Hành động của cộng đồng
                    ✓ Chính thức và
                       bán chính thức
                    ✓ Trung ương và
                       địa phương
                                            PHẢN HỒI

               Hình 4.1. Khung lý thuyết phân tích quản trị tài nguyên và môi trường
                              (Nguồn: Dựa trên Pahl-Wostl, 2009)

               Dựa trên khung phân tích trên, tổ chức thể chế quản lý tài nguyên và
          môi trường ở Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng được trình bày. Sau
          đó, quản trị tài nguyên và môi trường ở một số lĩnh vực quan trọng như tài
          nguyên và môi trường đất, nước, không khí, rừng và đa dạng sinh học được
          phân tích dựa trên các bài báo, báo cáo, số liệu và tài liệu thu thập được từ
          các tỉnh, thành ĐBSCL để đề xuất một số giải pháp thúc đẩy quản trị hiệu quả
          trong thời gian tới.

               4.3  TỔ CHỨC, THỂ CHẾ
               Tổ chức, thể chế về quản trị tài nguyên và môi trường ở ĐBSCL gồm
          nhiều bên có liên quan được thể hiện như sơ đồ Hình 4.2. Các cơ quan chính
          phủ, tổ chức phi chính phủ, cơ quan nghiên cứu, mặt trận tổ quốc, tổ chức
          chính trị, xã hội, nghề nghiệp và cộng đồng dân cư là những tổ chức có tác
          động đến việc quy hoạch, sử dụng tài nguyên và môi trường. Đối với các cơ
          quan chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đóng vai trò quan trọng trong
          việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường bao
          gồm đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, địa chất, khí tượng thủy
          văn, biến đổi khí hậu, quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển,
          hải đảo (Chính phủ, 2017b). Theo cơ cấu tổ chức chính quyền, cấp tỉnh có sở
          tài nguyên và môi trường, cấp huyện có phòng tài nguyên và môi trường, cấp
          xã có các cán bộ phụ trách lĩnh vực tài nguyên và môi trường địa phương.
          Ngoài ngành tài nguyên và môi trường, các cơ quan chính phủ khác cũng có
          cấu trúc tương tự và có trách nhiệm phối hợp với ngành tài nguyên môi trường
          quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường trong phạm vi nhiệm vụ, quyền
          hạn của mình; chẳng hạn, ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn liên
          quan đến sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thủy lợi, cấp nước sạch nông thôn,


          56
   62   63   64   65   66   67   68   69   70   71   72