Page 61 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 61
Tỉnh Cà Mau đã bố trí 52 điểm quan trắc nước mặt trên toàn tỉnh
(UBND tỉnh Cà Mau, 2020). Kết quả cho thấy giai đoạn 2015 đến tháng 3
năm 2020 chất lượng môi trường nước mặt tại khu vực nuôi trồng và chế
biến thủy sản có sự biến động theo chiều hướng được cải thiện. Một số
điểm nóng về ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng và vi sinh liên quan đến các
hoạt động cế biến thủy sản nhưng cũng được cải thiện dần trong những
năm gần đây. Tại các điểm quan trắc thuộc vùng canh tác nông nghiệp trên
địa bàn tỉnh Cà Mau, có nơi pH nước rất thấp (2,90 – 4,42) và tổng Fe rất cao
(10-54 mg/L) như khu vực Kênh 29, ấp 10, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh.
Do đó, cần lưu ý nước mặt tại khu vực này khi sử dụng cho canh tác nông
nghiệp. Quan trắc nước mặt trên sông Cổ Chiên từ 6/2017 đến 6/2018, Hoa
et al (2020) cho rằng nước mặt đã bị ô nhiễm hữu cơ, kim loại và dầu mỡ; các
kim loại nặng như Fe, As và Zn khá cao cho đời sống thủy sinh vật; đặc biệt
dầu được phát hiện ở nồng độ dao động từ 0,5-9 mg/L.
Qua số liệu quan trắc nước mặt ở một số tỉnh cho thấy chất lượng nước
mặt vùng nước lợ đang bị đe dọa suy giảm chất lượng từ chất hữu cơ và dinh
dưỡng. Chính quyền các tỉnh đã quan tâm ban hành quy định về quản lý và
xử lý chất thải từ nuôi siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng. Việc thực thi áp
dụng các quy định này cần được theo dõi và đánh giá.
3.1.2 Diễn biến xâm nhập mặn
Xâm nhập mặn là một vấn đề ảnh hưởng lớn đến canh tác nông nghiệp
và cấp nước sinh hoạt, sử dụng đất cho các vùng tiếp giáp giữa vùng ngọt và
lợ. Do đó vấn đề xâm nhập mặn có thể gây thiệt hại cho các mô hình sinh kế
và rất cần được quan tâm quan trắc và cảnh báo.
Mạng lưới trạm đo mặn ở ĐBSCL bắt đầu hình thành từ thập niên 30,
40 của thế kỷ XX và không ngừng được đầu tư và phát triển. Từ năm 1995,
trong mạng lưới mặn cơ bản do Tổng cục Khí tượng thuỷ văn trước đây quản
lý và hiện nay do Bộ NN&PTNT quản lý có trên 30 trạm. Ngoài ra còn có
các trạm đo mặn do các ngành khác và địa phương xây dựng và tổ chức đo.
Tại các trạm đo mặn thuộc lưới trạm cơ bản, tiến hành đo mặn theo chế độ
đặc trưng vào các ngày triều cường và triều kiệt.
Kết quả quan trắc từ mạng lưới đo mặn tại các điểm thuộc các cửa sông
Cửu Long cho thấy độ mặn năm 2016 cao hơn cùng kỳ năm 2015 (Hình 3.3)
từ 1,5 đến 8,2 g/L và mức độ tăng khác nhau theo vị trí. Độ mặn trung bình
tháng và độ mặn lớn nhất trong năm thường xuất hiện trong tháng 3 hoặc
tháng 4. Chiều dài xâm nhập của độ mặn 4‰ khoảng 50 - 57 km, trong đó
50