Page 54 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 54

biết được hiện trạng và diễn biến chất lượng nước ở các thủy vực cung cấp
          nước cho nuôi thủy sản rất cần thiết, làm cơ sở cho cảnh báo và quy hoạch
          cũng như đưa ra giải pháp thích ứng phù hợp nhằm giúp hạn chế rủi ro, góp
          phần cho phát triển thủy sản ngày càng bền vững hơn.
               Trong chương này, các kết quả nghiên cứu, công bố của Trường Đại học
          Cần Thơ, các công bố từ các viện, trường khác và các kết quả quan trắc của
          một số tỉnh ở ĐBSCL được tổng hợp để cho thấy hiện trạng và xu hướng diễn
          biến chất lượng nước ở ĐBSCL. Kết quả tổng hợp góp phần cho các nhà quản
          lý, các nhà sản xuất có thông tin để định hướng cho sản suất nông nghiệp và
          nuôi thủy sản, đóng góp cho sự phát triển bền vững vùng ĐBSCL.

               3.1.1  Diễn  biến  chất  lượng  nước  mặt  ở  các  sông,  kênh  chính  ở
          ĐBSCL

               3.1.1.1  Diễn biến chất lượng nước ở sông Hậu và các thủy vực liên
          quan sông Hậu

               Sông Hậu là nhánh thứ nhất của sông Mekong được chia tách tự nhiên
          ở ĐBSCL. Các tỉnh ở ĐBSCL giáp với sông Hậu gồm có An Giang, Đồng
          Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ, Trà Vinh và Sóc Trăng. Nguồn nước từ sông Hậu
          phục vụ cho sinh hoạt và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh
          thành này. Các hoạt động kinh tế xã hội của các tỉnh thành này cũng có ảnh
          hưởng trực tiếp đến chất lượng nước trên sông Hậu hay ảnh hưởng gián tiếp
          qua hệ thống các sông, kênh rạch đổ vào sông Hậu.

               Tỉnh An Giang đã bố trí một điểm quan trắc tự động liên tục trên sông
          Hậu thuộc huyện An Phú và một điểm trên sông Hậu thuộc phạm vị tiếp giáp
          thành phố Cần Thơ. Các thông số như oxy hòa tan (DO), tổng chất rắn lơ lửng
                                                                              +
          (TSS), nhu cầu oxy hóa học (COD), nhu cầu oxy sinh hoc (BOD5), NH4  tính
                     3-
          theo N, PO4  tính theo P và Coliform được ghi nhận 15 phút một lần. Kết quả
          từ quan trắc tự động liên tục này (Bảng 3.1) cho thấy trung bình các thông số
          quan trắc giai đoạn 2018 - 2020 biến động từ đạt quy định đến vượt giới hạn
          quy định về chất lượng nước mặt của Bộ Tài nguyên và Môi trường (QCVN
                                                                                  +
          08 – MT:2015/BTNMT). Giá trị cao nhất các thông số như COD, BOD, NH4 ,
             3-
          PO4  đều vượt giới hạn cột A1 (bảo vệ đời sống thủy sinh vật và cấp sinh
          hoạt) hoặc A2 (phục vụ cấp sinh hoạt nhưng phải qua xử lý phù hợp). Riêng
          thông số coliform vượt giới hạn quy định rất nhiều lần. Qua đó cho thấy cần
          lưu ý chất lượng nguồn nước khi lấy sử dụng cho các mục đích khác nhau.





                                                                                 43
   49   50   51   52   53   54   55   56   57   58   59