Page 38 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 38

2.1.1.5  Đất giồng cát

               Theo FAO-UNESCO (2006), đất cát ĐBSCL thuộc nhóm Arenosols,
          gồm cả đất cát phát triển trên nền giàu thạch anh và đá, đất này phát triển do
          sự lắng tụ của cát hiện tại như là những cồn cát ven biển. Ở ĐBSCL, nhóm
          Arenosols có sa cấu thô, thường có đặc tính Gleyic và Dystric. Nhóm đất này
          chủ yếu là đất cát giồng, hình thành do sự bồi lắng phù sa biển kết hợp với
          những cồn cát thấp dưới tác động của quá trình hoạt động bờ biển của sông
          tạo thành các dãy đất song song so với bờ biển, diện tích tự nhiên của nhóm
          đất này vào khoảng 56.000 ha (Vũ và ctv., 2011).

               2.1.1.6  Nhóm đất xám bạc màu
               Đất bạc màu là hậu quả của hoạt động con người và tác động của thiên
          nhiên. Các tiến trình của bạc màu đất tương ứng với sự suy thoái chất lượng
          đất. Nhóm đất xám bạc màu là nhóm đất có vấn đề ở ĐBSCL. Đất phù sa cổ
          bạc màu của ĐBSCL chiếm khoảng 150.000 ha chủ yếu phân bố dọc biên
          giới Việt Nam - Campuchia thuộc tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang và
          Kiên Giang. Nhóm đất xám bạc màu có thể chia ra thành các nhóm sau:
               - Nhóm đất phong hóa tại chỗ;

               - Nhóm đất phát triển theo triền đồi và núi đá;

               - Nhóm đất hình thành và phát triển trên phù sa cổ.
               2.1.2  Tài nguyên nước và đặc điểm tài nguyên nước ở ĐBSCL

               Nằm chung lưu vực lớn sông Mekong cùng sự kết hợp của các yếu tố
          tự nhiên và xã hội đã tạo ra ĐBSCL từ xưa đến nay. Cảnh quan nước độc đáo
          của vùng châu thổ - với mê cung dày đặc của các kênh đào, những chân trời
          rộng lớn của cánh đồng lúa, vườn cây ăn trái trong làng và trang trại nuôi
          trồng thủy sản – là kết quả của các yếu tố tự nhiên như mưa, lũ lụt, phù sa và
          thủy triều, và của con người như các công trình xây dựng kênh và đê.

               ĐBSCL có diện tích khoảng 5,9 triệu ha và trải dài biên giới cực nam
          giữa Việt Nam và Campuchia ngày nay, với khoảng 4 triệu ha tại Việt Nam.
          Như được chỉ ra trong Hình 2.3, đoạn sông Mekong ở Việt Nam có thể được
          chia thành một số vùng theo thủy văn và thổ nhưỡng hóa học. Các vùng màu
          mỡ nhất và được canh tác lâu đời nhất là các vùng thoát nước tự nhiên các
          vùng phù sa nước ngọt giáp với các kênh chính của sông Cửu Long. Trải dài
          qua hai nhánh chính của con sông, khu vực này bao gồm hầu hết các các thành
          phố lớn nhất của vùng đồng bằng, bao gồm Mỹ Tho, Cần Thơ, Vĩnh Long và



                                                                                 27
   33   34   35   36   37   38   39   40   41   42   43