Page 313 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 313

Trong năm 2020, Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Bến Tre cũng đã cho
          triển khai đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở “Nghiên cứu ứng dụng vi sinh
          trong bảo quản mắm tôm chua và chế biến chà bông thủy sản” do Công ty Cổ
          phần AnFoods thực hiện với ba sản phẩm là mắm tôm chua, chà bông tôm sú
          và chà bông cá chẽm. Đây cũng là cơ sở để thực hiện nghiên cứu rút gọn các
          vấn đề cần quan tâm trong triển khai sản xuất chà bông từ nguyên liệu tôm ở
          các nghiên cứu tiếp theo.
               Nhìn chung, các nghiên cứu về phương diện học thuật vẫn chưa nhiều.
          Tuy nhiên, các nghiên cứu vẫn định hướng rõ những vấn đề cần quan tâm
          trong phát triển sản phẩm từ tôm, bao gồm phát triển các sản phẩm dạng khô,
          sản phẩm tái cấu trúc từ thịt tôm. Đồng thời, sự phát triển các sản phẩm giá
          trị gia tăng này cần tiến hành đồng bộ với việc tận dụng phát triển sản phẩm
          thực phẩm từ phụ phẩm, tạo vòng sản phẩm khép kín, chủ động, an toàn và
          tiết kiệm.

               Từ các nghiên cứu có liên quan trong và ngoài nước trong lĩnh vực chế
          biến, đa dạng các sản phẩm từ tôm cho thấy:
               (i) Tôm là nguồn lợi thủy sản giá trị cao và là nguyên liệu được tiêu thụ
          với sản lượng cao trên toàn thế giới. Trong 4 giống tôm có giá trị thương
          phẩm  cao,  tôm  sú  (Penaeus  monodon)  và  tôm  thẻ  chân  trắng  (Penaeus
          vannamei) được chú trọng; đây cũng là giống có sản lượng xuất khẩu cao ở
          nhiều quốc gia, đồng thời chịu sự cạnh tranh thương mại lớn.

               (ii) Tôm sú và tôm thẻ chân trắng cũng là hai giống tôm được nuôi
          phổ biến ở ĐBSCL – một trong những vùng nuôi tôm lớn và có tiềm năng
          phát triển.

               (iii) Có 6 nhóm sản phẩm chính được phát triển từ nguyên liệu tôm,
          trong đó 4 nhóm sản phẩm bao gồm sản phẩm dạng khô, sản phẩm tái cấu
          trúc (dạng nhũ tương), nhóm thức ăn nhẹ là các nhóm sản phẩm có tiềm năng
          phát triển, có thể xây dựng đồng bộ thiết bị và quy trình công nghệ theo hướng
          sử dụng kết hợp để tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh tế.

               (iv) Có thể sử dụng đa dạng các nguồn tôm chưa đáp ứng yêu cầu tiêu
          thụ tươi như khác kích cỡ trong cùng nhóm nguyên liệu, tôm có các  tổn
          thương  cơ  học  trong  phát  triển  các  sản  phẩm  thực  phẩm  không  cần  tính
          nguyên vẹn của nguyên liệu ban đầu.






          302
   308   309   310   311   312   313   314   315   316   317   318