Page 317 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 317

Các sản phẩm chế biến từ quả có múi được phát triển mạnh ở điều kiện
          phòng thí nghiệm, tuy nhiên việc triển khai các kết quả nghiên cứu vào thực
          tế sản xuất còn rất ít, các sản phẩm nước quả từ quả có múi trên thị trường
          vẫn chủ yếu là sản phẩm nhập khẩu hay sản xuất theo quy trình công nghệ
          của nước ngoài ở các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (điển hình như sản
          phẩm của Công ty Vườn quả Cửu Long tại Cần Thơ).

               Ở lĩnh vực tận dụng phụ phẩm trong phát triển các sản phẩm có giá trị
          tăng cao, các nghiên cứu ở Việt Nam cũng đã phát triển theo hướng thu nhận
          pectin (Quoc et al., 2015); nghiên cứu trích ly theo phương pháp một công
          đoạn tinh dầu và pectin từ vỏ bưởi (Nguyen et al., 2019a).
               Không phát triển theo hướng công bố khoa học, tuy nhiên các sản phẩm
          từ vỏ quả có múi của Nông Lâm Food đã được sản xuất và phân phối rộng rãi
          trên thị trường, điển hình là mứt vỏ bưởi, vỏ cam, chanh sấy dẻo hay các sản
          phẩm nước cốt chanh, tinh dầu chanh của công ty Chanh Việt. Điều này cho
          thấy tiềm năng lớn của việc khai thác và tận dụng tối đa phần toàn diện các
          thành phần của quả có múi để phát triển các sản phẩm có giá trị gia tăng, đặc
          biệt hướng đến thực phẩm sử dụng ngay có chất lượng cao hay phụ gia cho
          ngành công nghiệp mỹ phẩm, dược phẩm và thực phẩm, nâng cao giá trị cây
          ăn quả có múi ở vùng ĐBSCL.

               Các nghiên cứu và thực trạng sản xuất trong và ngoài nước về lĩnh vực
          sơ chế, bảo quản và chế biến các sản phẩm từ nguồn nguyên liệu nông thủy
          sản đều cho thấy, cần có giải pháp áp dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào
          hình thành chuỗi sản xuất đồng bộ, khép kín, nâng cao giá trị của các sản
          phẩm nông thủy sản ở khu vực ĐBSCL, đặc biệt khai thác để làm thực phẩm
          cho con người hay phụ gia trong ngành mỹ phẩm, dược liệu – lĩnh vực có
          tiềm năng và có giá trị kinh tế cao. Trong số các nguồn nông thủy sản tại
          ĐBSCL ở giai đoạn hiện nay, ngành hàng sản xuất và chế biến các sản phẩm
          từ cá tra đã ổn định, trong khi đó tôm sú và tôm thẻ chân trắng chỉ được xuất
          khẩu, cùng với nguồn nguyên liệu thủy sản nội đồng – cá nước ngọt chưa
          được khai thác. Ở lĩnh vực cây ăn trái, quả có múi là nguyên liệu có giá trị
          dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ lớn, tiềm năng nhưng
          quá trình sản xuất, chế biến vẫn còn manh mún, đòi hỏi phải có một nghiên
          cứu đầy đủ để nâng cao vị thế của cây có múi được trồng ở ĐBSCL.





          306
   312   313   314   315   316   317   318   319   320   321   322