Page 316 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 316

(Modified Atmosphere Packaging) để bảo quản một số quả có múi, Thủy và
          Tuyền (2011) cũng đề xuất khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tồn
          trữ cam mật, bao gồm (i) phương pháp xử lý (ozone, KMnO4, Sorbate kali,
          vôi); (2) loại màng bao (Carboxymethyl Cellulose - CMC, chitosan, pectin);
          (3) loại bao bì (polyethylene PE, polypropylene PP) và (4) nhiệt độ tồn trữ
          (5-30C). Kết quả nghiên cứu cho thấy có thể làm giảm tổn thất khối lượng
          của cam mật và kéo dài thời gian tồn trữ cam đến 9 tuần bằng biện pháp xử
          lý ozone kết hợp với bao màng CMC (hoặc màng pectin) và bảo quản trong
          bao bì PE (hoặc PP) không đục lỗ ở nhiệt độ 10C. Gần đây, nghiên cứu của
          Bắc và ctv. (2018) cũng đề xuất sử dụng công nghệ bảo quản lạnh Hyokan
          giúp duy trì chất lượng và giảm tổn thất sau thu hoạch của quả cam Valencia
          2. Quả cam được thu hoạch với độ chín vỏ quả 80%. Sau khi sơ chế được bảo
          quản bằng hai công thức (CT): (1) Đối chứng (ĐC) được bảo quản bằng tủ
          lạnh Sanky nhiệt độ 2-4C; (2) Bảo quản lạnh bằng công nghệ Hyokan ở nhiệt
          độ 2C, điện thế 3.500 V. Qua bốn tháng, quả cam được bảo quản bằng tủ
          lạnh thường có sự suy giảm chất lượng nhanh, đặc biệt là sự suy giảm khối
          lượng và chất lượng cảm quan. Quả cam được bảo quản bằng công nghệ
          Hyokan hạn chế hao hụt khối lượng, giữ được độ tươi, hương vị, màu sắc vỏ
          quả và chất lượng dinh dưỡng tốt. Trong khi đó, ở khuôn khổ của đề tài cấp
          Nhà nước “Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ và thiết bị sản xuất chế phẩm
          bảo quản (chế phẩm tạo màng) dùng trong bảo quản một số rau quả tươi”,
          Lâm (2011) đã nghiên cứu sản xuất thành công chế phẩm CEFORES-CP10-
          01 (gọi tắt là chế phẩm CP-01) và chế phẩm CEFORES-CP10-01 (gọi tắt là
          CP-02) dùng cho bảo quản các loại quả có múi (cam, bưởi, quýt) với thành
          phần chính là sáp carnauba, sáp polyethylen (sáp PE) và nhựa cánh kiển đỏ.
          Các chế phẩm này ở dạng lỏng vi nhũ tương dùng phủ trực tiếp lên bề mặt
          của quả. Hai chế phẩm đã được thử nghiệm trên trên các đối tượng như cam
          sành Hà Giang, cam sành Hàm Yên, cam Vinh, bưởi Diễn, bưởi Năm Roi,
          bưởi Đoan Hùng,… đều cho hiệu quả bảo quản tốt, thời gian bảo quản tăng
          lên từ 2-3 lần tùy thuộc vào đối tượng và điều kiện môi trường bảo quản và
          hoàn toàn tương đương với chế phẩm BQE-15 (chế phẩm bảo quản nhập khẩu
          từ Hoa Kỳ). Đồng thời, chế phẩm cũng đã được áp dụng ở trong một số mô
          hình sản xuất quy mô nhỏ và vừa (cam sành Hà Giang, cam Vinh tại Hưng
          Yên, cam Vinh tại Nghệ An, bưởi Đoan Hùng tại Phú Thọ,…). Đây cũng là
          cơ sở cho việc phát triển chế phẩm màng và quy trình bảo quản có sử dụng
          công đoạn phủ màng thích hợp trên các loại quả có múi đặc trưng tại ĐBSCL.





                                                                                305
   311   312   313   314   315   316   317   318   319   320   321