Page 311 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 311
nghệ và Phát triển nông thôn Việt Nam chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chí là
“Sản phẩm Nông nghiệp nổi tiếng Việt Nam”. Mặc dù vậy, quy trình sản xuất
vẫn theo phương thức thủ công, chỉ một số cơ sở sản xuất quy mô lớn có đầu
tư các thiết bị cơ bản như lò sấy, máy bóc vỏ, máy phân cỡ, máy sàng nhưng
chưa đồng bộ và không đáp ứng quy mô sản xuất. Theo Chi cục Phát triển
nông thôn tỉnh Cà Mau, làng nghề tôm khô của tỉnh Cà Mau vẫn còn tồn tại
những khó khăn, hạn chế, điển hình là:
- Phần lớn các cơ sở sản xuất bằng thủ công, chưa bảo đảm yêu cầu vệ
sinh thực phẩm; sản xuất nhỏ lẻ, chưa đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề vốn đầu tư sản xuất
ít, công nghệ lạc hậu dẫn đến chất lượng sản phẩm chưa cao, khối lượng sản
phẩm chưa ổn định đặc biệt là chưa có nhãn hiệu hàng hóa nên chưa đủ sức
cạnh tranh trên thị trường.
- Lao động chủ yếu là người địa phương chưa qua các lớp đào nghề một
cách bài bản nên trình độ lao động còn rất hạn chế, với phương thức truyền
nghề lại nghề của người đi trước “Cầm tay chỉ việc, nói đi liền với làm”.
- Hạ tầng cơ sở kỹ thuật tại làng nghề còn thiếu và chưa đồng bộ, ít tạo
động lực thúc đẩy phát triển. Một số cơ sở làng nghề do không có công trình
xử lý chất thải, nước thải, trong khi đó chi phí xây dựng công tình xử lý chất
thải, nước thải khá tốn kém.
- Cơ chế hỗ trợ đầu tư từ ngân sách nhà nước là quá thấp so với tổng
nhu cầu vốn trong làng nghề, việc tiếp cận các nguồn vốn từ các chương trình,
dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, xây dựng thương hiệu, xây dựng cơ sở hạ
tầng còn rất hạn chế.
Điều này cho thấy ngay cả sản phẩm tôm khô phổ biến, được tiêu thụ
rất rộng rãi, đã có Tiêu chuẩn Việt Nam để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu thì
các thông tin khoa học cho dòng sản phẩm này vẫn còn hạn chế. Đây cũng
là thực trạng phổ biến đối với các dòng sản phẩm tương tự như lạp xưởng
tôm (hiện sản xuất với tỷ lệ tôm phối chế xấp xỉ 30%), sản phẩm snack cũng
như chả tôm và ngay cả tôm chua. Trong khi đó, các công trình nghiên cứu
về tôm chua, điển hình là tôm chua Huế đã được công bố từ rất sớm (Cường,
2011). Viện Công nghệ Thực phẩm (Bộ Công Thương) cũng đã thực hiện
các nghiên cứu cải thiện công nghệ và thiết bị trong sản xuất tôm chua Huế,
ứng dụng vào thực tiễn, đồng thời cung cấp những luận cứ khoa học cho
quy trình công nghệ này (Anh và ctv., 2009; 2010). Ở phương diện khoa
300