Page 306 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 306
hướng tận dụng các hợp chất sinh học, trong đó ứng dụng sản xuất các loại
trà thảo mộc được chú ý do ảnh hưởng từ vị đắng sẵn có của thành phần này
(Putnik, 2017; Satari & Karimi, 2018). Các thành phần có hoạt tính sinh học
hiện diện trên vỏ quả có múi có thể kể đến bao gồm: chất xơ, polyphenol, hợp
chất màu tự nhiên và hợp chất tinh dầu tự nhiên (Putnik, 2017). Đáng chú ý
nhất là sự hiện diện với hàm lượng cao của thành phần polyphenol trong chủ
yếu thuộc nhóm flavonoids, thuộc nhóm phân tử polyphenol có khối lượng
thấp. Các hợp chất thuộc nhóm polyphenol được biết đến với hoạt tính chống
oxy hóa. Ngoài ra, các hợp chất này còn được chứng minh với khả năng kháng
viêm, kháng khuẩn, chống dị ứng và chống lão hóa cho con người. Trong
bưởi và cam đắng, thành phần flavonoids chủ yếu là naringin được tìm thấy
với hàm lượng cao, có thể lên đến 1.400 mg/100 g, phân bố tập trung ở cả
phần vỏ ngoài (flavedo) và phần vỏ trắng (albedo) (Shan, 2016). Chất xơ
trong vỏ cây có múi gồm chất xơ hòa tan (chủ yếu là pectin có độ methoxy
hóa cao) và chất xơ không hòa tan (lignin, cellulose và hemicellulose). Sỡ dĩ
chất xơ được xem là thành phần có hoạt tính sinh học do khả năng hỗ trợ tiêu
hóa, hỗ trợ sự phát triển của vi sinh vật đường ruột và hạn sự oxy hóa của chất
béo (Marin et al., 2007; Putnik, 2017). Nghiên cứu của Marin et al. (2007)
cũng cho thấy thành phần chất xơ hòa tan (mà chủ yếu là pectin) trong vỏ cây
cao múi hiện diện ở mức cao, chiếm trên 23% tính theo thành phần chất khô.
Thành phần pectin ngoài được biết đến với khả năng tạo gel, thành phần này
còn có chức năng ngăn cản sự phát triển của các tế bào ung thư. Chức năng
này đến từ chuỗi các phân tử đường trung tính hiện diện trong cấu trúc phân
tử pectin. Thành phần tinh dầu tự nhiên có trên vỏ bưởi cũng là một hợp chất
đáng chú ý. Trên các loại cây có múi, tinh dầu phân bố chủ yếu ở phần vỏ
ngoài (flavedo). Do các tính chất kháng khuẩn, kháng oxy hóa và có hương
thơm tự nhiên, tinh dầu từ quả cây có múi được ứng dụng nhiều trong các lĩnh
vực thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm. Ngoài ra, sự hiện diện của các hợp
chất màu tự nhiên thuộc nhóm carotenoid, là thành phần hòa tan trong dầu
cũng cần được quan tâm (Putnik, 2017).
b. Chuỗi giá trị từ phụ phẩm quả có múi
Các nghiên cứu khai thác giá trị phụ phẩm của quả có múi từ đó cũng
tập trung vào khai thác các thành phần sinh học. Trong đó, các hướng đi chính
tập trung vào:
- Tinh dầu (EO). EO của cây có múi được sử dụng rộng rãi làm phụ gia
thực phẩm tự nhiên trong một số sản phẩm thực phẩm và đồ uống bởi vì chúng
được công nhận là an toàn. Hơn nữa, EO còn được sử dụng như chất bảo quản
295