Page 310 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 310

hoạch tôm sú tại ĐBSCL, từ năm 2002, dự án Cải thiện chất lượng và xuất
          khẩu thủy sản (được gọi là SEAQIP) đã xuất bản tài liệu hướng dẫn kỹ thuật
          thu hoạch, tồn trữ cho nông hộ nuôi tôm. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh
          mẽ của ngành xuất khẩu thủy sản, việc quy hoạch vùng nuôi cũng như các
          phương pháp đánh bắt, thu hoạch thủy sản, vận chuyển và sơ chế nguyên liệu
          trở thành vấn đề chiến lược, thực hiện song song với việc sản xuất, xuất khẩu.

               Giá trị xuất khẩu tôm năm 2018 đạt 3,58 tỷ USD, trong đó tôm thẻ chân
          trắng 2,4 tỷ, tôm sú 0,81 tỷ, còn lại tôm khác (tính trên tổng kim ngạch xuất
          khẩu thủy sản năm 2018 là 8,97 tỷ USD), các sản phẩm xuất khẩu chỉ tập
          trung ở dạng sản phẩm đông lạnh. Điều này thể hiện ở việc cả nước hiện có
          đến 350 cơ sở chế biến tôm ở quy mô công nghiệp. Do ra đời sau so với khu
          vực và thế giới nên hầu như có nhiều thiết bị tiên tiến và hiện đại (cấp đông,
          phân loại, bao gói, bảo quản…), phục vụ cho xuất khẩu. Các chương trình
          nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Thủy sản đã
          được khởi nguồn từ rất sớm, tuy nhiên tập trung vào việc sản xuất giống, thức
          ăn, nuôi, các vấn đề về bệnh trên tôm, cá tra trong quá trình nuôi. Các nghiên
          cứu về phương diện bảo quản chỉ được chú trọng ở quy mô công nghiệp, tập
          trung vào công nghệ lạnh, lạnh đông. Chính điều này dẫn đến việc thiếu các
          thông tin khoa học cho công đoạn xử lý, sơ chế nguyên liệu thủy sản, đặc biệt
          khi cần triển khai và kiểm soát chất lượng cho các cơ sở sản xuất, doanh
          nghiệp vừa và nhỏ không có nguồn nguyên liệu tập trung, thu mua xa và
          không ổn định.
               Nghiên cứu phát triển các sản phẩm thực phẩm từ tôm ở Việt Nam cũng
          đi theo xu hướng chung của thế giới, với 5 nhóm sản phẩm chính, trong đó
          tôm khô và các sản phẩm tôm lên men (mắm tôm) chiếm thị phần cao nhất
          trong nhóm sản phẩm chế biến. Trong khi đó, các sản phẩm giá trị gia tăng từ
          cả hai nguyên liệu tôm sú và tôm thẻ chân trắng ở vùng ĐBSCL cũng chưa
          được chú trọng. Công nghệ sản xuất các sản phẩm truyền thống như tôm khô
          vẫn được thực hiện theo phương thức truyền thống. Theo báo cáo của Chi cục
          Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau (2017) về thực trạng và giải pháp phát triển
          làng nghề chế biến tôm khô tỉnh Cà Mau cho thấy toàn tỉnh Cà Mau có 12
          làng nghề làm tôm khô với trên 2.700 lao động, tập trung chủ yếu ở các thị
          trấn ven biển như: Sông Đốc, Khánh Hội, Năm Căn, Ngọc Hiển,…trong đó
          tôm khô Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển (trước đây ở xã Viên An) là một trong
          làng nghề được UBND tỉnh Cà Mau quy hoạch, đồng thời tháng 7 năm 2011,
          tôm khô Rạch Gốc được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu
          tập thể và đến năm 2016, tôm khô Rạch Gốc được Trung tâm Khoa học, Công


                                                                                299
   305   306   307   308   309   310   311   312   313   314   315