Page 315 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 315

nhũ tương trên các nguồn nguyên liệu như thịt dè cá tra (Mười và ctv., 2012a;
          Trúc và ctv., 2012; Hưng và ctv., 2013), thịt đầu tôm (Mười và ctv., 2012b).
          Hiện nay, ở khu vực ĐBSCL, hai doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm từ phụ
          phẩm tôm lớn nhất là Công ty TNHH Một thành viên Sản xuất Thương mại
          và Dịch vụ Đại Phát (Cà Mau) với các sản phẩm điển hình như nước mắm
          Mạch Long, bột tôm, chất dẫn dụ DT18 được tiếp nhận từ dự án sản xuất thử
          nghiệm do Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm (Trường Đại
          học Bách Khoa Hà Nội) chủ trì và Công ty cổ phần Việt Nam Food với các
          dòng sản phẩm tương tự như chitosan, chitin sinh học từ vỏ tôm; các dòng gia
          vị từ phụ phẩm tôm như bột tôm, dầu tôm, dầu gạch tôm, muối tôm, sa tế
          tôm,…và cả dịch tôm thủy phân làm chất dẫn dụ sinh học trong thức ăn gia
          súc. Tuy nhiên, nguồn phụ phẩm tôm được cung cấp chủ yếu chỉ từ chuỗi nhà
          máy thuộc Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản Minh Phú.
               11.3.2  Đa dạng hóa sản phẩm từ quả có múi

               Cây có múi là nhóm cây ăn quả được trồng khá phổ biến ở ĐBSCL.
          Đến cuối năm 2014, ĐBSCL có 24,8 ngàn ha trồng bưởi, chiếm 54% diện
          tích bưởi của cả nước (Niên giám thống kê ngành Nông nghiệp và Phát triển
          nông thôn, 2014). Bưởi là một trong 12 chủng loại cây ăn quả đã được Bộ
          Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy hoạch thành vùng cây ăn quả chủ
          lực trồng tập trung tại ĐBSCL và Đông Nam Bộ đến năm 2020 với tổng diện
          tích 27.900 ha (Quyết định số 1648/QĐ-BNN-TT ngày 17 tháng 7 năm 2013
          của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn). Diện tích trồng cam quýt (phần
          lớn là cam sành) ở ĐBSCL đã đạt 39,2 ngàn ha, chiếm đến 52% diện tích cam
          quýt của cả nước (Niên giám thống kê ngành Nông nghiệp và Phát triển nông
          thôn, 2014). Tuy nhiên, cũng giống như lĩnh vực thủy sản, nghiên cứu về quả
          có múi được chú trọng nhiều ở phương diện canh tác, giải quyết các vấn đề
          về bệnh thối nhũn, bệnh vàng lá gân xanh làm giảm năng suất canh tác.
               Các nghiên cứu về bảo quản quả có múi cũng đã được quan tâm từ rất
          sớm theo hướng sử dụng màng sinh học kết hợp bao bì thích hợp để điều
          khiển khí quyển tồn trữ, tuy nhiên các nghiên cứu ứng dụng vào thực tiễn chỉ
          tập trung nhiều ở khu vực phía Bắc. Một số nghiên cứu từ rất sớm của nhóm
          chủ nhiệm chương trình đã cho thấy có thể sử dụng màng chitosan kết hợp sử
          dụng bao bì Polyethylene mật độ thấp (LDPE - low density polyethylene) đục
          lỗ và bảo quản lạnh để kéo dài thời gian bảo quản cam sành. Tuy nhiên, kết
          quả nghiên cứu khó triển khai thực tế với khối lượng mẫu lớn do trở ngại của
          việc làm khô màng; đồng thời, việc sử dụng thêm bao bì đục lỗ làm giảm giá
          trị cảm quan của quả. Trong chuỗi nghiên cứu về sử dụng phương pháp MAP

          304
   310   311   312   313   314   315   316   317   318   319   320