Page 308 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 308

kiêng gây béo cao ở chuột. Kết quả cũng minh chứng cho khả năng vỏ bưởi
          có thể được sử dụng như một liệu pháp ăn kiêng và là nguồn thuốc tiềm năng
          cho các rối loạn chuyển hóa. Ahmad et al. (2018) đã công bố vai trò của chiết
          xuất vỏ bưởi đối với vết thương do thí nghiệm gây ra ở chuột bị tiểu đường,
          với các thành phần chính là alkaloid, flavonoid, ascorbic acid, carotenoid,
          tinh dầu và saponin. Một kết quả lý thú nhất là khả năng kháng oxy hóa và
          tác động tích cực của chiết xuất từ vỏ bưởi vượt trội hơn khi so sánh với vỏ
          cam và quýt cũng đã được Ahmad et al. (2018) ghi nhận. Gần đây nhất,
          Yousuf Ali et al. (2019) đã chứng minh các tiềm năng chống oxy hóa, độc
          tính bán cấp và tác dụng thụ hưởng của chiết xuất methanolic từ vỏ bưởi
          (Citrus grandis L. Osbeck) trên mô hình chuột.

               - Pectin. Pectin từ quả có múi là phụ gia thực phẩm được sử dụng phổ
          biến với nhiều công dụng khác nhau như chất làm dày, làm đặc, chất ổn định,
          chất nhũ hóa tăng giá trị cho sản phẩm. Ngoài ra, pectin còn được sử dụng
          trong dược và mỹ phẩm (Thakur et al., 1997). Pectin còn được chứng minh là
          một hoạt chất tiềm năng dùng để sản xuất các sản phẩm giảm cân, hạ đường
          huyết  và  giảm  cholesterol  trong  máu  (Francis,  2000;  Kumar  &  Chauhan,
          2010). Chuột béo phì được cho uống pectin chiết xuất từ vỏ quả cam ngọt với
          liều lượng 10 mg/kg khối lượng chuột mỗi ngày trong tám tuần, nồng độ
          cholesterol, triglyceride và glucose trong máu chuột béo phì giảm tương ứng
          là 46, 74 và 45% (Fayek et al., 2017).
               - Nguồn carbon hữu cơ. Putnik (2017) nhận định CPW là nguyên liệu
          chứa nhiều các thành phần carbohydrate là cơ chất thích hợp cho sự phát triển
          của các vi sinh vật. Do đó, CPW thích hợp để ứng dụng trong chế biến phân
          hữu cơ và phân hữu cơ vi sinh; sản xuất chất đốt hoặc khí sinh học; sản xuất
          giá thể phục vụ sản xuất nông nghiệp phục vụ trồng nấm, sản xuất cây giống
          (hoa, cây cảnh, cây lâm nghiệp,…), nhà trồng ứng dụng công nghệ cao,…
          Gần đây, CPW cũng được sử dụng để sản xuất biomethane hoặc bioethanol,
          tuy nhiên các vấn đề về tác động độc hại của tinh dầu đối với cộng đồng vi
          khuẩn tự nhiên, cần thiết còn chưa được khắc phục (Satari & Karimi, 2018).
                Các sản phẩm giá trị gia tăng được phát triển từ CPW nhìn chung rất
          đa dạng, đặc biệt là phụ gia cho quá trình chế biến thực phẩm, mỹ phẩm, dược
          liệu,  hương  liệu;  điển  hình  như  tinh  dầu  (EO),  các  hợp  chất  polyphenol,
          flavonoid, acid citric và đặc biệt là pectin, chất xơ. Tổng hợp chuỗi giá trị của
          phụ phẩm từ quả có múi có thể tham khảo tại Hình 11.4.





                                                                                297
   303   304   305   306   307   308   309   310   311   312   313