Page 299 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 299
sử dụng hệ thống làm lạnh nhanh quả sau khi phủ màng đến nhiệt độ mong
muốn để bảo quản (từ 10C) là cần thiết. Wu et al. (2018) cũng đề nghị sử
dụng hệ thống làm mát không khí (đặc biệt là sử dụng luồng khí cưỡng bức
di chuyển qua các loại trái cây xếp chồng lên nhau trong pallet) là phương
pháp hiệu quả nhất để loại bỏ nhiệt trong quả có múi.
(3) Các sản phẩm chế biến từ quả có múi
Hai giá trị sử dụng chính của quả có múi là sử dụng tươi và chế biến
nước quả, phát triển các sản phẩm từ dịch quả có múi. Các sản phẩm nước
quả có múi dạng tươi, thanh/tiệt trùng, nước quả cô đặc được sản xuất và tiêu
thụ rất phổ biến, đặc biệt là nước cam. Các nghiên cứu liên quan đến việc điều
khiển, kiểm soát tác động của nhiệt độ trong quá trình chế biến nước quả và
các sản phẩm tiếp theo luôn được quan tâm (Karadenüz, 2004; Tumpanuvatr
& Jittanit, 2012). Ngoài ra, việc phát triển các dòng sản phẩm dạng mứt đông
(Shinwari & Rao, 2018), sản phẩm cam và bưởi sấy dạng miếng theo phương
pháp sấy thông thường và kết hợp ngâm thẩm thấu (Stojceska et al., 2019)
cũng được quan tâm.
Nhìn chung, việc phát triển các sản phẩm chế biến từ quả có múi, đặc
biệt là từ quả có múi thuộc ĐBSCL vẫn còn hạn chế, điều này có lẽ do hiệu
quả và sự ổn định của ngành công nghệ sản xuất nước trái cây từ quả có múi
và nhu cầu của người tiêu dùng ở các quốc gia phát triển trên thế giới.
(4) Nghiên cứu tận dụng phụ phẩm từ quá trình chế biến quả có múi
Khác với các nghiên cứu phát triển sản phẩm từ dịch quả có múi, các
sản phẩm được chế biến từ tận dụng phụ phẩm của công nghiệp chế biến nước
quả rất được quan tâm trong giai đoạn gần đây. Tuy vậy, hiện nay, phần phụ
phẩm từ quả có múi sau quá trình chế biến (Citrus Processing Waste, CPW)
này chủ yếu vẫn được sử dụng làm thức ăn gia súc (Alnaimy et al., 2017).
Theo Zema et al. (2018), nếu có đủ đất nông nghiệp gần với các ngành công
nghiệp chế biến, việc sử dụng CPW làm chất điều hòa đất hữu cơ hoặc làm
chất nền để sản xuất phân compost có tính khả thi cao, giúp cải thiện hàm
lượng chất hữu cơ trong đất. Gần đây, CPW cũng được sử dụng để sản xuất
biomethane hoặc bioethanol, tuy nhiên các vấn đề về tác động độc hại của
tinh dầu đối với cộng đồng vi khuẩn tự nhiên, cần thiết còn chưa được khắc
phục (Satari & Karimi, 2018). Các sản phẩm giá trị gia tăng được phát triển
từ CPW rất đa dạng, đặc biệt là phụ gia cho quá trình chế biến thực phẩm, mỹ
phẩm, dược liệu, hương liệu, điển hình như tinh dầu, các hợp chất polyphenol,
flavonoid, citric acid và đặc biệt là pectin, chất xơ (Zema et al., 2018). Các
288