Page 296 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 296
Tarocco được xử lý trong nước nóng ở nhiệt độ 56C, 20 giây giúp ức chế
hiệu quả sự phát triển của bào tử nấm Penicillium digitatum khi so sánh với
điều kiện xử lý nước nóng ở 52C trong thời gian dài hơn. Phương pháp rửa
bằng chổi trong nước nóng được sử dụng kết hợp trên hệ thống rửa và phân
loại quả. Quả được rửa lần một khi được di chuyển trên băng chuyền qua vòi
phun trực tiếp nước sạch, có hệ thống chổi rửa làm sạch bề mặt, rửa tiếp lần
2 với nước nóng (60C), thời gian phun rửa 20 đến 60 giây, sau đó quả được
sấy khô bằng không khí nóng (đối lưu cưỡng bức). So sánh với phương pháp
ngâm trong nước nóng, xử lý theo phương pháp rửa bằng chổi trong nước
nóng cho hiệu quả cao hơn do loại bỏ các bùn bẩn, bào tử nấm bám sâu trên
bề mặt vỏ quả, nhất là các quả có múi có bề mặt hơi sần sùi, nhưng vẫn duy
trì chất lượng quả. Nghiên cứu của Sapers (2001) và Lanza et al. (2006) trích
dẫn bởi Strano et al. (2017) đã khẳng định hiệu quả xử lý quả có múi bằng
nước nóng (60C, 20 giây) theo phương pháp rửa bằng chổi trong nước nóng
giúp giảm đáng kể sự phát triển của nấm mốc xanh lá, đồng thời ứng dụng
hiệu quả trong sản xuất thương mại ở nhiều quốc gia như Israel, Ai Cập,
Indonesia và Morocco cho nhiều loại quả khác như dưa (Cucumis melo L.),
xoài (Mangifera indica L.) và một loại quả có múi thuộc nhóm bưởi
(grapefruit, Citrus paradisi M.). Các nghiên cứu sử dụng tia cực tím, chiếu
xạ cũng được đề xuất như một giải pháp ngăn sự phát triển của nấm mốc và
vi sinh vật gây bệnh, tuy nhiên chưa nhận thấy hiệu quả rõ rệt trên quả có múi
(Strano et al., 2017).
Sau quá trình rửa, loại bỏ chất bẩn, bào tử nấm mốc và mầm bệnh trên
bề mặt quả, một công đoạn đang được áp dụng rất rộng rãi trong bảo quản
quả có múi sau thu hoạch là phủ màng (coating) lên bề mặt quả. Đây là một
kỹ thuật được áp dụng từ rất sớm và sử dụng thương mại hóa hơn 30 năm
qua, áp dụng ở nhiều quốc gia. Lớp màng phủ trái cây phổ biến nhất là màng
phủ tổng hợp – các vi nhũ tương anion có chứa nhựa và/hoặc sáp (phổ biến
nhất là sáp shellac, sáp từ gỗ thông, candelilla, carnauba, sáp ong, polyethylen
và dầu mỏ). Mục đích chính của lớp màng phủ là để giảm sự mất khối lượng
quả, hạn chế sự tổn thương lạnh và ngăn cản sự co rút lớp vỏ bề mặt nhờ vào
hiệu quả làm giảm sự thoát hơi nước và hô hấp, cung cấp độ bóng trên bề mặt
quả. Việc nghiên cứu sử dụng các màng ăn được (edible coating, edible film)
đã được phát triển trong vài thập niên gần đây như một công nghệ thân thiện
với môi trường. Các màng ăn được này thường có nguồn gốc là polymer, phổ
biến là màng polysaccharide như pectin, chitosan, methylcellulose (MC),
hydroxypropyl methylcellulose (HPMC), carboxymethyl cellulose (CMC)
285