Page 295 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 295

để ngăn cản sự phát triển của nấm mốc gây hư hỏng. Rouissi et al. (2009) đề
          xuất sử dụng chlorine (dung dịch sodium hypochlorite có nồng đồ 100–150
          ppm) phun trên bề mặt quả, chà sạch bề mặt quả bằng bàn chải và rửa lại bằng
          nước sạch để loại bỏ hoàn toàn nấm mốc xanh. Mặc dù việc sử dụng chlorine
          vẫn có nhiều nhược điểm như cần điều chỉnh liên tục hàm lượng chlorine và
          theo dõi độ pH của dung dịch để điều trị đúng. Hơn nữa, các hợp chất giải
          phóng clo có thể tạo ra các sản phẩm phụ phân hủy độc hại (halogen hóa) khi
          phản ứng với vật liệu hữu cơ. Tuy nhiên, sử dụng chlorine vẫn là giải pháp
          phổ biến, được áp dụng rộng rãi nhờ giá thành thấp, dễ sử dụng. Gần đây,
          Baruah and Kotoky (2018) cũng đề nghị xử lý chanh bằng cách ngâm trong
          dung dịch chlorine 4% trước khi bao gói và bảo quản lạnh. Việc sử dụng các
          hóa chất có tính khử trùng khác chlorine như peroxyacetic acid (PAA), ozone,
          nước điện giải (electrolyzed water, EW) cũng được chú trọng. Peroxyacetic
          acid là một chất oxy hóa mạnh được hình thành từ hydro peroxide và acetic
          acid, có tác dụng chống lại một loạt các vi sinh vật. Sản phẩm phân hủy của
          PAA là acetic acid và oxy, không độc hại và không cần bước rửa sạch. Các
          ứng dụng PAA ở mức 800 μg/mL trong thời gian 1 phút làm giảm đáng kể tỷ
          lệ nấm mốc xanh trên chanh (Strano et al., 2017). Ozone là một tác nhân oxy
          hóa tự nhiên mạnh, có hiệu quả tiêu diệt nhiều vi sinh vật gây bệnh khác nhau
          (vi khuẩn, virus và bào tử nấm). Hơn nữa, một lợi thế đáng kể của ozone là
          sự phân hủy nhanh chóng của phân tử ozone trong nước thành oxy, không có
          dư lượng. Nước điện giải được tạo ra bằng cách điện phân dung dịch muối
          pha loãng đang được sử dụng rất phổ biến nhờ hiệu quả giảm dân số mầm
          bệnh của các vi khuẩn gây bệnh, ngay cả trong nước rửa quả. Gobet et al.
          (2011) cũng đã công bố sáng chế sử dụng nước điện giải để xử lý quả có múi
          sau thu hoạch, giúp kéo dài thời gian bảo quản và hạn chế tồn dư hóa chất vào
          môi trường.

               Một trong những giải pháp xử lý, sơ chế nguyên liệu cũng được áp dụng
          là ngâm nước nóng hay rửa bằng chổi trong nước nóng trong thời gian ngắn,
          sử dụng hơi nóng hay không khí nóng. Phương pháp vật lý này thường được
          áp dụng cho cây trồng hữu cơ hay áp dụng cho sản phẩm được xuất khẩu/tiêu
          thụ ở các thị trường có yêu cầu nghiêm ngặt về sử dụng hóa chất, phụ gia.
          Một số nghiên cứu cũng cho thấy việc xử lý nước nóng quả có thể giúp gia
          tăng khả năng kháng lại sự tổn thương lạnh (Fallik, 2004). Strano et al. (2017)
          đã tổng hợp một số kết quả tích cực trong việc xử lý quả có múi bằng nước
          nóng, điển hình như hiệu quả giảm sự thối quả có múi khi ngâm quả ngập
          hoàn toàn trong nước ở nhiệt độ trên 40C, thời gian 2 đến 3 phút; quả cam



          284
   290   291   292   293   294   295   296   297   298   299   300