Page 292 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 292

Trái cây họ cam quýt được người tiêu dùng đánh giá cao không chỉ vì
          hương vị mà còn vì các giá trị sức khỏe tích cực, đại diện cho một nguồn
          phong phú các hoạt chất sinh học bao gồm vitamin C, các hợp chất phenolic
          như hydroxycinnamic acid và flavonoid. Các nhóm chính của flavonoid trong
          cam quýt là flavanone và anthocyanin, hiện diện rõ ràng trong các giống quả
          có sắc tố. Các anthocyanin giúp tạo cảm quan tốt cho người tiêu dùng và có
          vai trò rất quan trọng đối với các đặc tính dược lý và chất chống oxy hóa của
          chúng. Lợi thế của việc tiêu thụ trái cây tươi là do một số tính chất tích cực
          của các thành phần này, liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch,
          đột  quỵ  và  ung  thư  (Strano  et  al.,  2017).  Quả  có  múi  thuộc  nhóm  non-
          climacteric, không có hô hấp đột phát (Ladaniya, 2010), nhờ vậy quả có múi
          thường có thời gian bảo quản dài hơn xoài, táo, dưa, cà chua…, tuy nhiên,
          nếu không được xử lý và lưu trữ đúng cách, quả có múi sẽ dễ dàng úng thối,
          biến đổi màu hay quả chai, xơ, không có khả năng sử dụng (Strano et al.,
          2017). Các nghiên cứu từ rất sớm của Nelson (1933) đến nghiên cứu gần đây
          của Wu et al. (2018) cũng đều cho thấy sự mất mát sau thu hoạch của quả có
          múi lên đến 30% và thậm chí 50% ở các nước đang phát triển, nguyên nhân
          chính là do (i) sự nhiễm nấm trước, trong và sau giai đoạn thu hoạch, (ii) sự
          rối loạn sinh lý sau thu hoạch và việc điều khiển quá trình xử lý, tồn trữ sau
          thu hoạch không phù hợp.

               (4)  Sự nhiễm nấm trước, trong và sau giai đoạn thu hoạch
               Nghiên cứu của Smilanick et al. (2006), Gobet et al. (2011) đều khẳng
          định sự nhiễm nấm các lây nhiễm trước thu hoạch làm hư hỏng hay suy giảm
          chất lượng quả có múi là bệnh thối nâu (Phytophthora spp.), bệnh thối nhũn
          (Alternaria spp.), bệnh thối thân (Trinidadia atalensis Pole-Evan, Phomopsis
          citri Fawcet), hay nhiễm nấm mốc xám (Botrytis cinerea Pers.). Sự hư hỏng
          do các yếu tố này cần được kiểm soát trong quá trình trồng và chăm sóc.
          Trong khi đó, quả sau thu hoạch vẫn có khả năng bị hư hỏng do hoạt động
          của nấm mốc xanh do hai dòng chính là Penicillium digitatum Sacc. (tạo mốc
          xanh  lá)  và  P.  italicum  Weh.  (mốc  xanh  dương),  ngoài  ra  Geotrichum
          andidum Link gây bệnh thối rữa cũng có khả năng hoạt động, gây hư hỏng
          quả trong điều kiện bao gói kín. Bệnh nhiễm nấm mốc xanh là bệnh phổ biến
          và nghiêm trọng nhất, gây ra thiệt hại kinh tế đáng kể trong quá trình tồn trữ
          và phân phối quả có múi, đặc biệt trong điều kiện ẩm ướt và nhiệt độ ấm
          (phổ biến ở các nước nhiệt đới).



                                                                                281
   287   288   289   290   291   292   293   294   295   296   297