Page 291 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 291

và tiếp theo là nghiên cứu của Klomklao et al. (2006a, 2016b, 2007b, 2016c)
          đã xác nhận hiệu quả hoạt tính của cả ba loại trypsin A, B, C trích ly từ nội
                                                                                
          tạng cá ngừ hoạt tính ổn định ở pH kiềm (7,5÷8,5) và nhiệt độ tối thích 60 C.
               Cuối cùng, việc phát triển các sản phẩm thực phẩm có sử dụng phụ
          phẩm thủy sản được khai thác cùng với sự kết hợp của các nguồn nguyên liệu
          khác có tỷ lệ tương đương. Điển hình, Khan & Nowsad (2012) cũng đã đánh
          giá khả năng sử dụng nguồn protein được thu nhận từ đầu tôm ở dạng bột,
          phối trộn vào quy trình chế biến bánh bích quy, phát triển sản phẩm snack
          bằng công nghệ ép đùn sử dụng bột tôm thu nhận được từ nguồn phụ phẩm,
          giàu protein (Kumar et al., 2018). Điều này cho thấy được tiềm năng phát
          triển tiếp tục của các nguồn phụ phẩm thủy sản, đặc biệt là từ cá nước ngọt
          còn chưa được khai thác cho phát triển sản phẩm thực phẩm – có giá trị gia
          tăng cao khi so sánh với việc tiêu thụ như nguồn thức ăn gia súc thông thường.
               11.2.2  Nghiên cứu bảo quản sau thu hoạch và chế biến quả có múi

               Cây có múi là một loại cây ăn quả được trồng rất phổ biến ở nhiều quốc
          gia trên thế giới. Đây là loại quả được khai thác chủ yếu để tiêu thụ tươi hay
          chế biến nước ép. Trong đó, tiêu thụ tươi chiếm một tỷ trọng lớn và chi phối
          đến giá trị kinh tế của nguồn nguyên liệu này. Việc thiết lập một bức tranh
          toàn cảnh ở khía cạnh khoa học trên cây có múi là cần thiết, bao gồm: các
          vấn đề về sinh lý và bệnh lý của quả có múi và nguyên nhân chính của sự hư
          hỏng; các kỹ thuật, phương pháp và phương tiện chính đã và đang được ứng
          dụng để bảo quản lạnh trái cây họ cam quýt có liên quan, cụ thể là kỹ thuật
          làm lạnh nhanh và phương pháp xử lý cần thiết trước khi vận chuyển trái cây
          có múi.

               (4) Đặc tính hình thái và các biến đổi sinh lý của quả có múi
               Trái cây có múi (chi Citrus; họ Rutaceae) là một loại quả mọng có cấu
          tạo đặc trưng với lớp vỏ bao gồm hai phần: phần ruột quả gồm nhiều múi
          chứa dịch quả giàu các dưỡng chất, vitamin, đặc biệt là vitamin C; phần vỏ
          quả  gồm có  hai  phần: phần vỏ xanh (edocarp, flavedo) và  phần vỏ trắng
          (mesocarp, albedo). Phần bên ngoài (flavedo) là phần sắc tố có chứa các tuyến
          dầu; phần ngoài cùng của flavedo là lớp biểu bì, một loại polymer liên tục,
          mỏng bao gồm các loại sáp đóng vai trò quan các tiến trình xử lý sau thu
          hoạch giúp ngăn cản sự mất nước được áp dụng. Lớp biểu bì này cũng chịu
          trách nhiệm chủ yếu trong quá trình trao đổi khí và giúp duy trì hàm lượng
          nước cao trong các mô cần thiết cho quá trình trao đổi chất bình thường
          (Ladaniya, 2010).


          280
   286   287   288   289   290   291   292   293   294   295   296