Page 290 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 290

+ Tận dụng da và vảy cá nước ngọt sản xuất collagen và gelatin là hướng
          nghiên cứu có hiệu quả và được áp dụng rộng rãi trong những năm gần đây.
          Mahboob et al. (2014) đã nghiên cứu tận dụng da, vảy và vây của cá chép và
          cá mè để sản xuất collagen. Kết quả thu được cho thấy collagen từ phụ phẩm
          của hai loại cá nước ngọt này là collagen nhóm 1 có ứng dụng rộng rãi trong
          công nghệ dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm. Bên cạnh đó, Mahmoodani
          et al. (2014) và Boran (2010) đã thử nghiệm chiết rút gelatin từ da cá tra và
                                                                             
          da cá chép. Gelatin từ hai loại da này được chiết rút ở nhiệt độ 60-70 C thu
          được thành phẩm có độ nhớt, độ bền gel tương đương với gelatin thương mại
          chiết rút từ nguồn nguyên liệu truyền thống là da heo và da bò.

               + Tận dụng xương cá sản xuất bột canxi cũng là hướng nghiên cứu mới,
          có hai phương pháp sản xuất bột canxi từ xương cá là phương pháp hóa học
          và phương pháp enzyme. Hemung (2013) đã tận dụng xương cá rô phi sản
          xuất bột canxi. Sản phẩm bột canxi xương cá rô phi có hàm lượng khoáng
          chiếm 75,83%, màu sắc trắng sang và không mùi. Bubel et al. (2015) đã tận
          dung xương cá tuyết và cá hồi sản xuất bột canxi, sản phẩm thu được có hàm
          lượng canxi lần lượt là 27,70 và 24,92%.

               Các nghiên cứu tận dụng phụ phẩm quá trình sản xuất tôm chủ yếu tập
          trung  ở  mảng  chiết  rút  chitin,  chitosan  và  glucosamine  từ  vỏ  tôm.  Nhiều
          nghiên cứu sản xuất chitosan bằng phương pháp sinh học và phương pháp
          hóa học đã được công bố (Toan et al., 2006; Younes et al., 2012). Tận dụng
          nguồn vỏ tôm sản xuất glucosamine cũng là hướng nghiên cứu mới. Mặc dù
          glucosanmine có thể sản xuất bằng nhiều con đường khác nhau như lên men
          bắp và lúa mì hay từ chitin vỏ giáp xác nhưng phương pháp dùng chitin từ vỏ
          giáp xác là phương pháp phổ biến nhất. Martha et al. (2015) đã tận dụng vỏ
          tôm sản xuất glucosamine hydrochloride. Sản phẩm thu được có độ tinh khiết
          là 99,86% và có độ tương thích cao với glucosamine thương mại.

               Ngoài ra, thu nhận enzyme từ các nguồn phụ phẩm thủy sản cũng rất
          được chú trọng. Hu et al. (2002) đã nghiên cứu trích ly, kết tủa phân đoạn
          hoạt tính protease từ phụ phẩm tôm (đầu, thân, đuôi) trong chế biến. Kết quả
          khảo  sát  đã  chứng  tỏ  tiềm  năng  của  việc  trích  ly  cả  endoprotease  và
          exoprotease từ nguồn nguyên liệu này. Salamone et al. (2009) đã đề xuất trích
          ly  protease  tổng  số  và  collagenase  từ  gan  tụy  của  Eriphia  verrucosa  và
          Palimurus elephs ở Mazara (Ý). Trước đó, Klomklao et al. (2007a) cũng đã
          đề xuất trích ly, tinh sạch và xác định tính chất của pepsin thu được từ dạ dày
          của Coryphaenoides pectoralis. Trong khi đó, nghiên cứu của Simpson (2000)



                                                                                279
   285   286   287   288   289   290   291   292   293   294   295