Page 285 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 285

(i) Nghiên cứu có tính lý thuyết, các nghiên cứu ở quy mô phòng thí
          nghiệm, khó áp dụng, không gắn kết nhu cầu thực tế;

               (ii) Phương pháp xử lý, sơ chế, chế biến phức tạp, khó công nghiệp hoá;
          trình độ/năng lực của đơn vị tiếp nhận ở ĐBSCL (mà đa số là các hợp tác xã
          được xây dựng theo hướng tập hợp các nông dân sản xuất, đóng vai trò thu
          mua và phân phối trong ngày hay vài ngày) vẫn chưa phù hợp để tiếp cận các
          kiến thức về sơ chế/xử lý/bảo quản, đồng thời không có chi phí đầu tư cơ bản
          cho các thiết bị, nhà xưởng.

               (iii) Các doanh nghiệp vừa và lớn sử dụng công nghệ bảo quản theo đề
          xuất của đơn vị đặt hàng, chịu sự chi phối của người mua.
               (iv) Các nhà máy xuất khẩu thủy sản đông lạnh được đầu tư thiết bị hiện
          đại nhưng chỉ xuất khẩu sản phẩm thô, các sản phẩm giá trị gia tăng từ tôm
          cũng chưa được chú trọng.

               Điều này cho thấy việc cần thiết phải có nghiên cứu tổng thể về xử lý,
          tồn trữ sau thu hoạch và phát triển các sản phẩm tinh sâu, các sản phẩm có
          giá trị gia tăng từ nguồn nguyên liệu nông thủy sản tiêu biểu của ĐBSCL, đặc
          biệt chú trọng đến tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá nước ngọt và quả có múi.
          Kết quả nghiên cứu thành công sẽ mang lại các hiệu quả tích cực về phương
          diện kinh tế, giáo dục, đào tạo, an sinh xã hội của vùng ĐBSCL:

               (i) Ở lĩnh vực giáo dục và đào tạo

               Nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên
          cứu viên dựa trên việc tham gia trực tiếp nghiên cứu, tích lũy kiến thức thực
          tiễn để gắn kết với lý thuyết, bổ sung thông tin vào quá trình giảng dạy cho
          sinh viên; góp phần đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng tốt thông qua việc
          tham gia trực tiếp của nghiên cứu sinh, học viên cao học và cả sinh viên đại
          học trong tiến trình thực hiện nhiệm vụ thuộc chương trình. Cuối cùng là cung
          cấp các thông tin, dữ liệu khoa học tin cậy thông qua việc công bố kết quả
          nghiên cứu của chương trình.
               (ii) Ở lĩnh vực kinh tế

               Việc triển khai và chuyển giao trực tiếp các kết quả nghiên cứu vào thực
          tiễn sản xuất sẽ góp phần nâng cao giá trị kinh tế của nguồn nguyên liệu, tăng
          lợi nhuận cho đơn vị sản xuất và tạo thu nhập ổn định, việc làm thường xuyên
          cho người lao động trong khu vực, đóng góp một phần vào an sinh xã hội cho
          vùng ĐBSCL.



          274
   280   281   282   283   284   285   286   287   288   289   290