Page 283 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 283

Tương tự như ngành hàng thủy sản, lĩnh vực bảo quản và chế biến sau
          thu hoạch trái cây ở ĐBSCL cũng còn nhiều trở ngại. ĐBSCL hiện có khoảng
          307.000 ha trồng cây ăn quả, chiếm gần 40% diện tích trồng cây ăn quả của
          cả nước, hằng năm cung cấp cho thị trường khoảng 4 triệu tấn quả, trong đó
          cây có múi vẫn là một trong 5 loại quả chủ lực của ĐBSCL. Theo Tổng cục
          Thống kê (2017), sản lượng cam tăng 20,4% so với năm trước; bưởi tăng
          13,4% và quýt tăng 6,3%, tạo ra sự bùng nổ về sự phát triển cây có múi. Tuy
          nhiên, những vấn đề còn tồn tại trong sản xuất và tiêu thụ trái cây ở ĐBSCL
          có thể chỉ ra như quy mô diện tích trồng cây ăn quả tại mỗi hộ còn thấp (phổ
          biến từ 0,3 - 0,5 ha), quy mô nhỏ và thiếu tập trung. Các doanh nghiệp rất khó
          có được khối lượng hàng đủ lớn với chất lượng đảm bảo và đồng đều về kích
          thước, ngoại hình trái. Sản xuất trái cây an toàn theo quy trình thực hành nông
          nghiệp tốt (GAP) tuy đã hình thành tại các vùng trồng cây ăn trái, tuy nhiên
          diện tích trồng đạt theo quy trình này còn rất hạn chế. Đại bộ phận sản lượng
          trái cây sản xuất được sử dụng dưới dạng ăn tươi, đầu tư chế biến và bảo quản
          còn rất hạn chế, điều này cũng trở thành điểm yếu trong xuất khẩu trái cây đi
          các thị trường xa và khó tính. Thêm vào đó, hiện trạng lĩnh vực sau thu hoạch
          trái cây nói chung và cây có múi nói riêng cũng gặp nhiều trở ngại như:

               (1) Thiếu nghiên cứu cụ thể về chỉ số thu hoạch quả.

               (2) Tổn thất trong quá trình thu hoạch và sau thu hoạch còn khá lớn
          (ước khoảng 25% về khối lượng, chưa kể đến tổn thất về chất lượng).

               (3) Công nghệ thu hoạch, sau thu hoạch (xử lý, bảo quản, vận chuyển,...)
          lạc hậu và thiếu đầu tư cơ sở vật chất kèm theo (kho lạnh chuyên dùng có
          kiểm soát khí quyển tồn trữ, thiết bị rửa, xử lý, buồng ủ chín, bao bì, đóng
          gói, vận chuyển,…). Cả nước mới chỉ có vài cơ sở sơ chế, đóng gói đạt tiêu
          chuẩn xuất khẩu, chú trọng chính vào thanh long, xoài, vải, nhãn hay sầu
          riêng. Bảo quản quả có múi còn hạn chế, chỉ có một số thử nghiệm chính trên
          chanh, bưởi. Thực trạng cho thấy ba loại quả có múi chủ yếu là bưởi, cam và
          chanh không hạt là các loại quả có múi tiềm năng ở khu vực ĐBSCL, được
          phân phối và tiêu thụ tươi ở hệ thống các siêu thị, phân phối trong nước và
          xuất khẩu. Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu tươi quả có múi hay phát triển các
          sản phẩm nước ép, nước quả có múi cô đặc chỉ tập trung chủ yếu ở một số
          doanh nghiệp có liên kết với nước ngoài hay doanh nghiệp có 100% vốn nước
          ngoài, điển hình như công ty The Fruit Republic (100% vốn của Hà Lan),
          công ty Vườn Trái Cửu Long (100% vốn của Pháp) với các thiết bị sơ chế,
          xử lý (rửa, sấy khô, kho lạnh,…) được đầu tư ổn định. Trong khi đó, các nơi



          272
   278   279   280   281   282   283   284   285   286   287   288