Page 279 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 279

Chương 11

                 CHẾ BIẾN VÀ BẢO QUẢN NÔNG THỦY SẢN

                                                                  1
                                                  Nguyễn Văn Mười , Trần Thanh Trúc 1,2*
                             1 Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Trường Đại học Cần Thơ
                                              2 Khoa Sau Đại học, Trường Đại học Cần Thơ
                                                             (*Email: tttruc@ctu.edu.vn)

               M
                          ục đích của nghiên cứu là nêu được một bức tranh tổng thể
                          về thực trạng sơ chế, chế biến và bảo quản nông thủy sản
                          vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Qua đó cho thấy các kết
          quả đã đạt được trong thời gian gần đây cũng như những mặt hạn chế trong
          hoạt động chế biến và bảo quản nông thủy sản sau thu hoạch. Bên cạnh đó,
          nghiên cứu giúp tìm ra các nguyên nhân cơ bản dẫn đến những tồn tại trong
          chế biến, từ đó định hướng phát triển và đa dạng hóa sản phẩm có giá trị gia
          tăng bằng việc áp dụng các công nghệ tiên tiến cũng như mô hình sản xuất
          hiệu quả.

               11.1  SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC CHẾ BIẾN NÔNG SẢN VÙNG
          ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

               Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có diện tích tự nhiên 39,7 nghìn
             2
          km  chiếm 12,25 % diện tích cả nước, có dân số khoảng 18 triệu người, chiếm
          19% dân số cả nước. Đây là trung tâm lớn về sản xuất lúa gạo, trái cây, nuôi
          trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản, đóng góp lớn vào xuất khẩu nông - lâm
          - thủy sản của cả nước. ĐBSCL đã đóng góp tỷ lệ lớn vào GDP nông nghiệp
          cả nước: chiếm 31,37% GDP ngành nông nghiệp, đóng góp tới 50% sản lượng
          lúa, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản và 70% về trái cây; 95% lượng gạo
          xuất  khẩu và 60%  sản lượng cá  xuất  khẩu (Báo  cáo  kinh  tế thường niên
          ĐBSCL năm 2020).

               Như vậy, phát triển sản phẩm từ nông thủy sản là thế mạnh của Việt
          Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng. Trong đó, nếu tôm sú và tôm thẻ chân
          trắng là nguồn thủy sản xuất khẩu lớn nhất Việt Nam, thì các loại quả có múi
          là nguồn lợi chính của nhà vườn ĐBSCL. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên
          nhóm đối tượng này chỉ chú trọng đến khâu nuôi, trồng và điều trị bệnh trong
          quá trình canh tác.





          268
   274   275   276   277   278   279   280   281   282   283   284