Page 276 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 276

Kỹ năng chuyên môn: để tự thích nghi được với sự phát triển nhanh
          của ngành, nhân viên kỹ thuật cần được trang bị tốt các kiến thức cơ bản
          (di truyền - giống, dinh dưỡng, sinh lý - bệnh lý) để làm hành trang cho sự
          nghiệp.  Tiếp  theo  đó,  nhân  viên  cần  được  trang  bị  những  phương  pháp
          nhận diện, chẩn đoán các bệnh cụ thể phổ biến trong chăn nuôi. Việc trang
          bị kiến thức cần được gắn liền với kỹ năng thực hành để người được đào
          tạo hiểu được, biết được và làm được những thao tác cơ bản của nghề chăn
          nuôi thú y.

               Kỹ năng mềm: thời đại của công nghệ 4.0 đòi hỏi nhân viên kỹ thuật
          cần có kỹ năng làm việc nhóm tốt, sự chuyển biến nhanh của sản xuất đòi
          hỏi nhân viên phải có kỹ năng tự học tốt để thích nghi, phải có kỹ năng vượt
          khó cao để giải quyết khó khăn nghề nghiệp và người lao động phải có kỹ
          năng giao tiếp tốt để tương tác với các đồng nghiệp và tiếp cận, cộng tác với
          khách hàng.

               10.5.2  Phát triển khoa học - công nghệ cho ngành chăn nuôi và
          thú y

               Công  nghệ  giống  vật  nuôi:  các  giống  vật  nuôi  công  nghiệp  đã  được
          nghiên cứu kỹ lưỡng và đang nhập nội để sản xuất. Các giống này đang có
          năng suất cao nhưng chất lượng sản phẩm chưa tốt. Đó là khía cạnh mà các
          nghiên cứu trong nước có thể tập trung để giải quyết. Đối với các giống bản
          địa thì ngược lại, năng suất thấp nhưng chất lượng sản phẩm lại cao và được
          thị trường chấp nhận với giá tốt. Nâng cao năng suất với chất lượng sản phẩm
          cao là hướng đi lâu dài của các nghiên cứu giống vật nuôi của Việt Nam.

               Công nghệ thức ăn vật nuôi: các công ty kinh doanh thức ăn vật nuôi,
          đặc biệt là các công ty ngoại đang thừa hưởng rất kịp thời những thành tựu
          nghiên cứu của những nước tiên tiến, nhưng trở ngại lớn nhất mà họ gặp
          phải tại thị trường Việt Nam là chưa xác định chính xác nhu cầu dinh dưỡng
          của các giống vật nuôi bản địa nên hiệu quả sử dụng thức ăn công nghiệp
          thương phẩm vẫn còn nhiều hạn chế và đòi hỏi cần có những nghiên cứu về
          lĩnh vực này.

               Công  nghệ  chẩn  đoán:  điều  kiện  tự  nhiên  của  Việt  Nam  cho  phép
          nhiều loại bệnh lưu hành một cách phổ biến, nhưng các công cụ hiện nay
          chưa hỗ trợ tốt và chính xác cho việc chẩn đoán lâm sàng. Việc nghiên cứu
          các công nghệ chẩn đoán cận lâm sàng, chẩn đoán chính xác bằng các kỹ
          thuật sinh học phân tử là một đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn sản xuất.




                                                                                265
   271   272   273   274   275   276   277   278   279   280   281