Page 281 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 281

(4) Tôm sú là đối tượng nuôi có sản lượng lớn, tuy nhiên tỷ lệ chết và
          dịch bệnh cao. Gần đây, tôm thẻ chân trắng đang gia tăng thị phần và thay thế
          tôm sú, chủ yếu do chu kỳ sản xuất ngắn hơn 3-4 tháng, thay vì 6 tháng đối
          với tôm sú.
               11.1.2  Những tồn tại trong chế biến nông thủy sản

               Việc phát triển các ngành hàng thủy sản ở khu vực ĐBSCL vẫn gặp
          phải một số hạn chế, trở ngại nhất định:

               (1) Do thương mại các sản phẩm và dịch vụ khác tăng trưởng nhanh
          hơn, nên tỷ trọng của thủy sản trong tổng giá trị xuất khẩu của cả nước đã
          giảm từ hơn 12% vào đầu những năm 2000 xuống còn 4% vào năm 2017.

               (2) Tỷ lệ mô hình nuôi công nghiệp của các nguồn thủy sản còn thấp,
          không tạo nên vùng nuôi tập trung nên có sự khác biệt lớn về chất lượng và
          gây trở ngại cho việc thu mua, kiểm soát sự ổn định của nguồn nguyên liệu.
          Tỉnh Kiên Giang đã có quy hoạch phát triển 10.000 ha mặt nước nuôi tôm
          công nghiệp nhưng năm 2019 kế hoạch thả nuôi chỉ khoảng 2.500 ha; tại Sóc
          Trăng chỉ có 680 ha mặt nước nuôi tôm công nghiệp trên tổng diện tích 49.500
          ha nuôi tôm. Trong khi đó, mô hình “tôm - lúa” hoặc nuôi tôm quảng canh
          đầu tư chi phí ban đầu rất thấp, tuy hiệu quả thấp nhưng lại phù hợp điều kiện
          của người dân ĐBSCL. Điển hình như nuôi tôm sú, các ao nuôi theo mô hình
          thâm canh, bán thâm canh hay quảng canh đều có diện tích dao động trong
          khoảng 0,3-0,9 ha/ao, phổ biến nhất là 0,3 ha/ao để dễ chăm sóc, trung bình
          2-3 ao/hộ nuôi.
               (3) Các rào cản kỹ thuật và bảo hộ thương mại từ các thị trường nhập
          khẩu, mức thuế chống bán phá giá và chương trình thanh tra cá da trơn là
          nguyên nhân dẫn đến sự thu hẹp của nhiều công ty xuất khẩu thủy sản ở
          ĐBSCL, đồng thời dẫn đến sự chuyển đổi đối tượng nuôi thay thế ở các hộ
          dân trong khu vực. Các loại cá nước ngọt như cá rô phi, cá điêu hồng và đặc
          biệt là cá lóc đang được nuôi phổ biến và tự phát từ năm 2015 đến nay, tuy
          nhiên việc khai thác và tiêu thụ nguồn thủy sản nước ngọt này vẫn còn hạn
          chế. Trong đó, cá lóc chỉ được tiêu thụ nội địa, giá cả không ổn định, các sản
          phẩm chế biến và sản phẩm giá trị gia tăng từ các loại cá này còn chưa được
          khai thác tốt.
               (4) Nguồn thủy sản nội đồng tại ĐBSCL chỉ được khai thác, chế biến
          theo tập quán, kinh nghiệm truyền thống. Việc sử dụng các giải pháp thích
          hợp, tiên tiến để giữ tươi nguyên liệu, giúp duy trì giá bán buôn cao vẫn



          270
   276   277   278   279   280   281   282   283   284   285   286