Page 284 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 284

trồng quả có múi khác trong khu vực vẫn chưa áp dụng công nghệ xử lý sau
          thu hoạch, chưa hình thành mạng lưới các nhà xưởng sơ chế, xử lý quả.

               (4) Việc sơ chế nguyên liệu chuẩn bị xuất khẩu quả có múi ở ĐBSCL
          còn đơn giản. Đặc biệt, ngay cả doanh nghiệp xuất khẩu lớn, quả chỉ được
          sơ chế theo các bước chính: Thu mua từ nhà vườn → Phân loại dựa trên khối
          lượng và cảm quan bề mặt quả (màu sắc, hình dạng) → Rửa bằng nước sạch
          hay nước có chlorine → Làm khô bề mặt quả → Bọc màng co hay bao màng
          PE → Đóng túi lưới hay đóng bao bì carton theo thị trường tiêu thụ. Do vậy,
          quả chưa được chọn lọc, chưa được đóng gói và bảo quản đúng quy cách.
          Điều này dẫn tới số lượng, hình thức mẫu mã và chất lượng giảm nhanh, giá
          thành sản phẩm vì thế cũng bị ảnh hưởng. Với đặc điểm của vùng ĐBSCL
          là vùng khí hậu nhiệt đới quanh năm nóng, quả bị mất nước nhanh sau thu
          hoạch, thường mất 10%, chưa kể đến quả bị mềm, hình thức kém và chất
          lượng suy giảm.

               (5) Việc phát triển các sản phẩm chế biến tinh sâu, sản phẩm giá trị gia
          tăng chưa nhiều. Đặc biệt, chưa xây dựng được chuỗi liên kết từ đầu vào đến
          đầu ra.

               Điều này cho thấy, việc cần thiết phải có nghiên cứu cơ sở khoa học và
          thực tiễn về xử lý, tồn trữ sau thu hoạch và phát triển các sản phẩm tinh sâu,
          các sản phẩm có giá trị gia tăng từ nguồn nguyên liệu nông thủy sản tiêu biểu
          của ĐBSCL, đặc biệt chú trọng đến tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá nước ngọt
          (chủ yếu là cá lóc) và quả có múi (trong đó bưởi Năm Roi, bưởi Da Xanh,
          cam sành và chanh không hạt là nguồn nguyên liệu chính), làm cơ sở cho việc
          ứng dụng phát triển công nghệ tiên tiến trong bảo quản, chế biến nông thủy
          sản vùng ĐBSCL.

               11.1.3  Nguyên nhân của những hạn chế trong chế biến và bảo quản
               Theo thống kê sơ bộ các đề tài nghiên cứu được thực hiện ở các sở khoa
          học công nghệ thuộc khu vực ĐBSCL và đề tài cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo
          cho thấy:
               - Có rất ít các đề tài dự án nghiên cứu khoa học về bảo quản sau thu
          hoạch, công nghệ thực phẩm. Các nghiên cứu chỉ tập trung vào lĩnh vực nuôi,
          trồng, bảo vệ thực vật.

               - Chưa có nhiều kết quả nghiên cứu triển khai vào thực tiễn do nhiều
          nguyên nhân:




                                                                                273
   279   280   281   282   283   284   285   286   287   288   289