Page 297 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 297

hay  cả  màng  tinh  bột  (Arnon  et  al.,  2015;  El-Mohamedy  et  al.,  2015;
          Limchoowong et al., 2016; Maftoonazad & Ramaswamy, 2019). Lớp màng
          phủ trên bề mặt quả có vai trò cung cấp một rào cản bán kín đối với hơi nước,
          oxy và carbon dioxide giữa quả và không khí xung quanh, ngăn ngừa thiệt hại
          vật lý, suy thoái hóa học và ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh,
          kéo dài thời hạn sử dụng của quả (Palou et al., 2015). Do giá trị kinh tế cao
          của thương mại cam quýt trên toàn thế giới, sự phát triển của lớp màng phủ
          chống nấm cho trái cây có múi luôn là nghiên cứu rất được quan tâm. Điều
          này được thực hiện bằng cách sử dụng kết hợp màng phủ hay màng phim sử
          dụng để bao gói và các thành phần khác như tinh dầu, các chất có khả năng
          diệt nấm như imazalil, thiabendazloe, đặc biệt là sử dụng màng phức hợp, tạo
          thành giữa các màng ăn được như alginate, chitosan, pectin kết hợp với sáp
          thực vật, tinh dầu,… để giúp ngăn cản sự mất nước và điều chỉnh tốt hoạt
          động hô hấp của quả. Thành phần màng phủ, lớp phim phức hợp có hiệu quả
          nhất được tạo thành nhờ sự kết hợp của polysaccharide hay protein và lipid,
          giúp màng phủ có đặc tính đàn hồi, khả năng chịu được giãn nở tốt (Palou et
          al., 2015). Hayat et al. (2017) đã đề xuất sử dụng màng phủ được tạo thành
          từ resins 18%, imazalil 0,3%, thiabendazloe 0,5% để bảo quản chanh (nhiệt
          độ bảo quản 10C, độ ẩm không khí 90%, thời gian bảo quản tăng đến 45
          ngày). Gần đây nhất, nghiên cứu của Chen et al. (2019) đã đề xuất sử dụng
          kết hợp dịch chiết của quả sung (Ficus hirta Vahl.) và chitosan để kéo dài
          thời gian bảo quản quýt. Maftoonazad and Ramaswamy (2019) cũng đề nghị
          sử dụng màng phủ kết hợp của pectin, sáp ong và monoglyceride để bảo quản
          chanh. Kết quả cho thấy sự giảm khối lượng của quả sau 8 ngày bảo quản ở
          nhiệt độ 10, 15 và 20C lần lượt là 2%, 4% và 17%, trong khi mẫu đối chứng
          có tỷ lệ giảm khối lượng ở mức 6%, 10%, và 24%.
               Việc bao màng các sản phẩm từ quả có múi cũng có thể được thực hiện
          theo  nhiều  cách:  (1)  ngâm,  nhúng  quả  ngập  trong  dung  dịch  bao  màng;
          (2) phun dung dịch tạo màng lên bề mặt quả; (3) chuẩn bị lớp phim để bao
          gói quả. Thiết bị nhúng màng bao gồm: một phễu chứa đầy lớp phủ nhũ tương
          và có các ngạnh để dẫn trái cây từ phễu đến máy sấy và hai dải phân cách
          phễu thành ba phần để ngăn trái cây chất đống; một băng tải mang trái cây
          qua máy sấy và làm mát; một máy sấy là một đường hầm mà chuỗi băng tải
          đi qua có không khí nóng ở 40C được thổi từ một chiếc quạt gắn dưới đáy
          của nó lên trái cây. Bên dưới chuỗi băng tải có một tấm lưới giúp hình thành
          luồng không khí nóng đồng đều thoát ra từ lò sưởi và hai cửa sổ được thiết kế
          trên đầu của hầm sấy để giám sát các mẫu bên trong máy. Sau khi sấy khô,



          286
   292   293   294   295   296   297   298   299   300   301   302