Page 240 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 240
b) Những trở ngại và khó khăn trong phát triển ngành cá biển
Về sản xuất
Nghề nuôi cá biển ở ĐBSCL còn quy mô nhỏ, kết cấu lồng đơn giản và
dễ bị ảnh hưởng bởi sóng gió. Do đó, lồng nuôi chủ yếu đặt gần bờ, ven đảo.
Trong quá trình nuôi, tùy mùa với điều kiện thời tiết, sóng gió khác nhau,
người nuôi cá biển thường di chuyển lồng nuôi quanh đảo cho phù hợp với
hướng gió và tránh sóng biển tác động tới lồng bè, nhất là vào mùa mưa bão.
Con giống và thức ăn phục nuôi cá biển còn hạn chế: Mặc dù những
công trình nghiên cứu về sinh sản nhân tạo cá biển đã thành công nhưng khả
năng ứng dụng thương mại trong sản xuất giống cá biển để đáp ứng nhu cầu
con giống cho người nuôi vẫn còn nhiều hạn chế (ví dụ như cá mú, cá bóp cá
chim vây vàng). Điều này dẫn đến thiếu hụt nguồn giống thả nuôi, gây khó
khăn trở ngại cho ngư dân mỗi khi vào vụ thả giống, do đó số ngư dân chọn
mua cá giống có nguồn gốc tự nhiên vẫn chiếm tỷ lệ khá cao (Minh và ctv.,
2013; Hiền và ctv., 2016). Bên cạnh đó việc sử dụng thức ăn viên trong ngành
cá biển còn hạn chế nguyên nhân là do thức ăn cá tạp phục vụ nuôi cá biển có
giá thấp và có nguồn cung cấp sẵn có từ ngư dân khai thác vùng biển phía
Tây (Nhu et al., 2011; Minh và ctv., 2013).
Rủi ro về thời tiết, môi trường và dịch bệnh: mô hình nuôi cá biển trong
lồng bè phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết tự nhiên như bão, sóng lớn
từ biển gây ảnh hưởng tới kết cấu lồng bè và thất thoát cá nuôi. Bên cạnh đó,
nuôi cá biển phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện môi trường nước biển tự
nhiên, do vậy có rất nhiều nguy cơ bị ảnh hưởng môi trường gây ra bởi: các
khu công nghiệp, canh tác nông nghiệp, nuôi thủy sản, cảng cá, rác thải sinh
hoạt đô thị đổ ra biển (Thủy sản Việt Nam, 2020).
Về thị trường
Cá biển nuôi lồng, bè ở Kiên Giang chủ yếu tiêu thụ ở thị trường nội
địa và chỉ xuất khẩu với sản lượng thấp, chỉ chiếm khoảng 5% sản lượng
(Ut et al., 2022). Do vậy giá bán cũng không ổn định và phụ thuộc nhiều vào
thương lái. Bên cạnh đó việc vận chuyển sản phẩm cá biển thu hoạch như
hiện nay cũng là trở ngại và thách thức trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Các sản
phẩm chế biến giá trị gia tăng và công tác phát triển thị trường tiêu thụ để
xuất khẩu còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân là chưa xây dựng được mô hình
nuôi biển quy mô công nghiệp với sản lượng hàng hóa tập trung, các sản phẩm
chế chế biến sâu còn hạn chế và chưa phát triển được thị trường xuất khẩu đối
với sản phẩm chế biến từ nuôi biển.
229