Page 237 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 237
kinh tế hợp tác. Giải pháp này khi được thực thi sẽ góp phần củng cố và tạo
dựng được các mối liên kết ngang và dọc của các tác nhân tham gia trong
CGT được hiệu quả và bền vững hơn, do vậy sẽ góp phần làm gia tăng lợi
nhuận cho toàn CGT.
iv) Đầu tư mở rộng quy mô chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng từ
tôm, đặc biệt là các sản phẩm chế biến sâu. Từ việc tận dụng điểm mạnh sẵn
có của ngành là các DNCBXK có được kinh nghiệm cao trong việc chế biến
sản phẩm để đeo đuổi cơ hội có được sự hỗ trợ của Nhà nước, Bộ ngành có
liên quan, Chính quyền địa phương, VASEP; xu hướng tiêu dùng tôm trên thế
giới và trong nước gia tăng; xu thế hội nhập kinh tế gia tăng; và ngành du lịch
của Việt Nam nói chung và của ĐBSCL đang có xu hướng phát triển mạnh
mẽ. Khi giải pháp này được thực thi sẽ vừa gián tiếp góp phần tháo gỡ điểm
nghẽn thứ (iii), vừa nâng cao được giá trị của sản phẩm và do vậy sẽ làm cho
tổng lợi nhuận của toàn chuỗi gia tăng. Hơn thế nữa, giải pháp này giúp cho
các DNCBXK thủy sản đa dạng hóa được sản phẩm xuất khẩu, kể cả xuất
khẩu tại chỗ thông qua du lịch phát triển, do vậy tạo điều kiện cho doanh
nghiệp mở rộng được thị trường xuất khẩu, nâng cao được thị phần, và do vậy
góp phần nâng cao được kim ngạch xuất khẩu cho ngành.
v) Xây dựng mối liên kết vùng trong khâu cung cấp con giống, khâu
nuôi và khâu chế biến, xuất khẩu. Giải pháp này được đề xuất nhằm hạn chế
được những hậu quả mang lại từ việc các rào cản kỹ thuật từ các nước nhập
khẩu ngày gia tăng; cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất yếu kém; ảnh hưởng của
biến đổi khí hậu và đại dịch Covid-19; đầu tư cho ngành hàng tôm trong các
quốc gia là đối thủ cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam gia tăng; các nước là
đối thủ cạnh tranh xuất khẩu đầu tư vào Việt Nam. Giải pháp này cũng góp
phần tháo gỡ được điểm nghẽn thứ (i) và (ii), cũng như khắc phục được những
điểm yếu khác của ngành như: chất lượng và số lượng con giống tốt khan
hiếm; kinh doanh con giống trôi nổi còn hoạt động; mối liên kết ngang, dọc
của các tác nhân trong CGT còn lỏng lẻo; quản lý nguồn nước thảy còn hạn
chế; quy mô sản xuất của các hộ nuôi còn nhỏ lẻ, manh mún và giá thành sản
xuất cao, cuối cùng sẽ góp phần nâng cấp được CGT cho ngành hàng.
9.4.3 Ngành nuôi cá biển
a) Sự phát triển ngành nuôi cá biển
Vị trí và tầm quan trọng của biển được xác định trong chiến lược về
phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa X ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 9 tháng
2 năm 2007 về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”. Sau 10 năm thực
226