Page 236 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 236

nước có chủ trương xây dựng các vùng nuôi tập trung có ứng dụng công nghệ
          cao; xu hướng tiêu dùng tôm trên thế giới gia tăng; và có nhiều công nghệ và
          quy trình nuôi tiên tiến đang được phổ biến trong nước. Giải pháp này nhằm
          vừa tháo gỡ được điểm nghẽn thứ (i), đồng thời vừa khắc phục được các điểm
          yếu khác của ngành, bao gồm: số lượng và con giống có chất lượng được
          cung cấp cho vùng nuôi còn khan hiếm; trên thị trường còn một bộ phận cửa
          hàng/đại lý, thương lái kinh doanh con giống kém chất lượng, không có nguồn
          gốc, xuất xứ rõ ràng; và giá thành sản xuất tôm của Việt Nam nói chung và
          của ĐBSCL nói riêng còn cao hơn so với Thái Lan và Ấn Độ. Giải pháp này
          nếu được thực thi sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành hàng
          tôm do tiết kiệm được chi phí con giống, kiểm soát được chất lượng con giống
          và gia tăng được năng suất nuôi.

               ii) Mở rộng các vùng nuôi theo các tiêu chuẩn chất lượng trên cơ sở
          liên kết với người mua. Giải pháp này được đề xuất dựa vào việc tận dụng
          các điểm mạnh của ngành như: hầu hết các hộ nuôi đều được các cửa hàng/đại
          lý cung cấp sản phẩm đầu vào cho tín dụng hiện vật; một số địa phương đã
          xây dựng được vùng nuôi tập trung theo các tiêu chuẩn chất lượng và đã nối
          kết được với các DNCBXK có kinh nghiệm sản xuất và chế biến. Giải pháp
          này cũng nhằm hạn chế được nhiều nhất có thể những hậu quả mang đến từ
          việc các nước nhập khẩu tôm của Việt Nam tăng cường rào cản kỹ thuật làm
          hạn chế lượng xuất khẩu tôm của Việt Nam; từ ảnh hưởng của biến đổi khí
          hậu như nhiệt độ và mưa thay đổi thất thường làm giảm năng suất tôm; và từ
          việc Thái Lan và Ấn Độ tăng cường đầu tư để phát triển ngành hàng tôm. Nếu
          giải pháp này được thực thi sẽ góp phần gia tăng sản lượng tôm xuất khẩu có
          chất lượng đáp ứng được nhu cầu thị trường, do vậy tạo điều kiện gia tăng
          kim ngạch xuất khẩu cho ngành. Thêm vào đó, thông qua giải pháp này sẽ
          góp phần tăng cường mối liên kết dọc giữa NN với các DNCBXK, và do vậy
          một cách gián tiếp góp phần tháo gỡ điểm nghẽn thứ (ii).

               iii) Nâng cao năng lực quản lý cho lãnh đạo các tổ chức kinh tế hợp
          tác để củng cố liên kết ngang làm cơ sở cho việc tạo mối liên kết dọc với
          người cung cấp sản phẩm đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Giải pháp
          này được đề xuất dựa trên cơ sở tận dụng cơ hội có được sự hỗ trợ của Nhà
          nước, Bộ ngành có liên quan và Chính quyền địa phương; chủ trương xây
          dựng những vùng nuôi tập trung có ứng dụng công nghệ cao và các chính
          sách hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp có tham gia liên kết; xu hướng hội
          nhập kinh tế gia tăng và hiện có nhiều công nghệ, quy trình kỹ thuật tiên tiến
          đang được phổ biến trong nước, để vừa tháo gỡ được điểm nghẽn thứ (ii), vừa
          góp phần cải thiện được năng lực quản lý điều hành của lãnh đạo các tổ chức



                                                                                225
   231   232   233   234   235   236   237   238   239   240   241