Page 238 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 238

hiện, năm 2018,  Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã tiếp tục ban
          hành Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22 tháng 10 năm 2018 về “Chiến lược
          phát triển bền vững kinh tế biển việt nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm
          2045” đã được triển khai.

               Trong kinh tế biển, nuôi thủy sản biển được đặc biệt chú trọng. Quyết
          định số 339/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 11 tháng 3
          năm 2021 về “Phê duyệt chiến lược phát triển thủy sản việt nam đến năm
          2030, tầm nhìn đến năm 2045” đã chỉ rõ phát triển nuôi trồng thủy sản trên
          biển thành một lĩnh vực sản xuất hàng hóa, khuyến khích phát triển nuôi trồng
          thủy sản quy mô công nghiệp ở các vùng biển mở; tạo khối lượng sản phẩm
          lớn phục vụ chế biến xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Quyết định 1664/QĐ-TTg
          ngày 04 tháng 10 năm 2021 phê duyệt Đề án Phát triển nuôi trồng thủy sản
          trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 càng khẳng đỉnh hướng phát
          triển nuôi biển trở thành một ngành sản xuất hàng hóa quan trọng. Mục tiêu
          đến năm 2030, diện tích nuôi biển đạt 300.000 ha, thể tích lồng nuôi 12 triệu
           3
          m , sản lượng nuôi biển đạt hơn 1,4 triệu tấn. Trong đó, nuôi biển gần bờ
                                                      3
          270.000 ha, thể tích lồng nuôi đạt 8,5 triệu m , sản lượng nuôi đạt hơn 1,1
                                                                              3
          triệu tấn. Nuôi biển xa bờ 30.000 ha, thể tích lồng nuôi đạt 3,5 triệu m , sản
          lượng đạt 340.000 tấn. Giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 1,8-2 tỷ USD.
               ĐBSCL có chiều dài bờ biển khoảng trên 700 km, chiếm 23% so với cả
          nước và với hai vùng đặc thù là vùng biển Đông và vùng biển Tây. Đặc biệt,
          vùng biển ĐBSCL có hơn 150 hòn đảo lớn nhỏ, đây là điều kiện quan trọng
          cho phát triển nuôi biển, đặc biệt là biển Tây.
               Kiên Giang là địa phương có vùng biển thuận lợi nhất để phát triển mô
          hình nuôi cá biển trong lồng, bè, tập trung quanh các đảo thuộc huyện đảo
          Kiên Hải và thành phố Phú Quốc, một số xã đảo của huyện Kiên Lương và
          thành phố Hà Tiên, với các đối tượng nuôi phổ biến như: cá bóp, cá mú, cá
          chim vây vàng và cá hồng mỹ. Hai (2022) báo các kết quả nghiên cứu cho
          thấy các yêu cầu kỹ thuật của nuôi cá trong bề ở Phú quốc. Theo báo cáo của
          Chi cục Thủy sản tỉnh Kiên Giang năm 2011, toàn tỉnh có 1.346 lồng nuôi cá
          biển với sản lượng 1.112 tấn, đến năm 2021 toàn tỉnh Kiên Giang có số lồng
          nuôi cá biển là 3.878 lồng với sản lượng 3.090 tấn. Các loài cá nuôi chủ yếu
          là cá bóp, cá mú (Chi cục Thủy sản Kiên Giang 2011, 2021). Kế hoạch phát
          triển mô hình nuôi cá biển của tỉnh Kiên Giang đến năm 2025 là 7.500 lồng,
          trong đó 1.900 lồng nuôi theo mô hình công nghệ cao với sản lượng đạt
          29.870 tấn. Mô hình nuôi cá lồng, bè trên biển ngoài việc góp phần cải thiện
          kinh tế của hộ ngư dân, phát triển kinh tế xã hội của địa phương mà còn góp
          phần phát triển mô hình du lịch sinh thái quan trọng.


                                                                                227
   233   234   235   236   237   238   239   240   241   242   243