Page 243 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 243

9.5  ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ NHỮNG THÁCH THỨC

               9.5.1 Những thách thức
               ĐBSCL đã và đang chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu mà các tác
          động chính kéo theo là thời tiết cực đoan (mùa mưa đến sớm hay nắng kéo
          dài), xâm nhập mặn, thiếu hụt nước ngọt vào mùa khô,… tác động rất lớn đến
          nghề nuôi trồng thủy sản. Dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL diễn
          ra thường xuyên hơn, nhất là ở các loài nuôi chủ lực như tôm thẻ chân trắng,
          tôm sú, cá tra,… Bên cạnh đó, cần phải chuyển đổi mô hình và đối tượng nuôi
          cho từng vùng sinh thái và điều kiện kinh tế xã hội.  Diện tích tiềm năng nuôi
          thủy sản nội địa đang được khai thác đến đỉnh. Nghề nuội thủy sản đang phát
          triển nhanh, nhưng đa số vẫn còn quy mô nhỏ lẻ. Liên kết, tổ chức sản xuất
          và sản xuất theo chứng nhận quốc tế còn nhiều vần đề cần tiếp tục phát triển.
          Sự cạnh tranh thị trường xuất khẩu ngày càng tăng đối với một số mặt hàng
          chủ lực của vùng như cá tra, tôm thẻ chân trắng với các quốc gia khác trong
          khu vục và thế giới. Đó là những thách thức quan trong đặt ra cho ngành thủy
          sản ĐBSCL.

               9.5.2 Định hướng phát triển
               Chính phủ và Bộ NN&PTNT đã có nhiều quyết định phê duyệt chiến
          lược và kế hoạch phát triển của nhiều ngành hàng chủ lực cho Việt Nam,
          trong đó ĐBSCL luôn có vai trò quan trọng. Quyết định số 339/QĐ-TTg của
          Thủ tướng Chính phủ ngày 11 tháng 3 năm 2021 về phê duyệt Chiến lược
          phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác
          định tồng sản lượng nuôi trồng thủy sản sẽ đạt 7 triệu tấn, giá trị xuất khẩu
          đạt 14-16 tỷ USD. Trong đó, ĐBSCL sẽ tiếp tục mở rộng diện tích nuôi trồng
          thủy sản, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, phát triển nuôi trồng thủy
          sản trên cả ba vùng nước mặn, lợ và ngọt; tôm nước lợ và cá tra sẽ theo mô
          hình công nghiệp, công nghệ cao, siêu thâm canh để đạt năng suất cao và sản
          lượng lớn. Quyết định số 3550/QĐ-BNN-TCTS ngày 12 tháng 8 năm 2021
          của Bộ NN&PTNT phê duyệt đề án phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững
          ĐBSCL  đến  năm  2030.  Theo  đó,  diện  tích  nuôi  trồng  thủy  sản  đạt  trên
          990.000 ha (nuôi nước mặn, lợ 740.000 ha, nuôi nước ngọt 150.000 ha và
                      3
          1.260.000 m  nuôi lồng trên sông), trong đó tôm nước lợ đạt 720.000 ha, cá
          tra đạt 7.447 ha; tôm càng xanh đạt 50.000 ha; cá rô phi đạt 6.350 ha và
                      3
          1.260.000 m  lồng bè. Sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt trên 4.800.000 tấn,
          trong đó tôm nước lợ đạt trên 1.200.000 tấn, cá tra đạt khoảng 2.000.000 tấn;
          tôm càng xanh đạt trên 80.000 tấn; cá rô phi trên 175.000 tấn; nhuyễn thể đạt



          232
   238   239   240   241   242   243   244   245   246   247   248