Page 244 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 244

trên 250.000 tấn và các loài thủy sản khác đạt khoảng 1.100.000 tấn. Quyết
          định số 79/QĐ-TTg, ngày 18 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về
          ban hành Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến
          năm 2025 đã xác định mục tiêu giá trị kim ngạch xuất khẩu tôm giai đoạn
          2017-2020 đạt 5,5 tỷ USD và giai đoạn 2021-2025 đạt 10 tỷ USD. Quyết định
          cho thấy ĐBSCL sẽ là vùng trong điểm của kế hoạch này vì vùng đang chiếm
          hơn 90% diện tích nuôi, 94,3% sản lượng tôm sú và 83,4% sản lượng tôm thẻ
          chân trắng. Quyết định Số 1664/ QĐ-TTg của của Thủ tướng chính thủ ngày
          04 tháng 10 năm 2021 về phê duyệt đề án nuôi biển Việt Nam đến 2030 tầm
          nhìn 2045, đặt ra mục tiêu đến 2030 sẽ đạt diện tích nuôi biển 300.000 ha, thể
                                   3
          tích lồng nuôi 12,0 triệu m ; sản lượng nuôi biển đạt 1.450.000 tấn; nuôi biển
          gần bờ: 270.000 ha (ven bờ 20.000 ha; bãi triều và trong đất liền 250.000 ha),
                                         3
          thể tích lồng nuôi đạt 8,5 triệu m ; sản lượng nuôi đạt 1.110.000 tấn (cá biển:
          80.000  tấn,  tôm  hùm:  5.000  tấn,  giáp  xác  khác:  75.000  tấn,  nhuyễn  thể:
          550.000 tấn và rong tảo biển: 400.000 tấn);  nuôi biển xa bờ 30.000 ha; thể
          tích lồng nuôi đạt 3,5 triệu m3; sản lượng đạt 340.000 tấn (cá biển: 120.000
          tấn, giáp xác khác: 20.000 tấn, nhuyễn thể: 100.000 tấn và rong tảo biển:
          100.000 tấn). Giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 1,8-2,0 tỷ USD.  Cùng với các
          định hướng, mục tiêu trên là các giải pháp quan trọng để triển khai thực hiện.
          Tất cả các chủ trương trên là tiền đề, mục tiêu, động lực quan trọng cho phát
          triển nuôi thủy sản nước ta nói chung và ĐBSCL nói riêng trong thời gian tới.

               Trong bối cảnh mới của biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn, đa dạng
          hóa đối tượng nuôi phù hợp với các vùng sinh thái là rất cần thiết.
               Bảng 9.12. Những loài thủy sản thích hợp cho phát triển nuôi ở các vùng có
          độ mặn khác nhau
           Độ mặn vùng nước lợ        Loài thủy sản thích hợp để nuôi ở ĐBSCL
           0-4 ‰                 Hầu hết các loài cá nước ngọt và tôm càng xanh
           4-8 ‰                 Cá tra, cá lóc, cá rô, cá sặc rằn, cá bống tượng, tôm càng
                                 xanh,  tôm  sú,  tôm  chân  trắng,  cua  biển,  cá  nước  lợ
                                 (cá nâu, cá đối, cá rô phi, cá chẽm, cá kèo, cá chình)
           8-16 ‰                Cá tra, tôm càng xanh, tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cua
                                 biển, hầu hết cá nước lợ và cá biển
           16-24 ‰               Tôm sú, tôm chân trắng, cua biển, cá nước lợ và cá
                                 biển
           >24 ‰                 Tôm sú, tôm chân trắng, cua biển, Artemia, cá nước lợ
                                 và cá biển, nhuyễn thể, rong biển

               (Nguồn: Mai, 2016)


                                                                                233
   239   240   241   242   243   244   245   246   247   248   249