Page 245 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 245
Ngoài ra, để góp phần cho phát triển thủy sản hiện đại và bền vững thích
ứng với BĐKH, cần nhiều giải pháp toàn diện và đồng bộ sau:
i. Nghiên cứu sản xuất giống các loài thủy sản bản địa, đặc biệt là các
loài nước lợ, nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi và mô hình thủy
sản nước lợ và nuôi biển
ii. Nghiên cứu sâu về sinh học, sinh lý, khả năng thích nghi và phương
pháp thuần hóa độ mặn cho các loài, nhất là các loài nước ngọt để
nuôi trong vùng nước lợ;
iii. Nghiên cứu gia hóa, chọn lọc qua nhiều thế hệ các loài thủy sản,
nhất là các loài nước ngọt để nâng cao khả năng thích nghi và chịu
mặn, chịu nhiệt độ cao để nuôi trong vùng nước lợ và vùng thời tiết
khắc nghiệt;
iv. Cải tiến kỹ thuật các hệ thống ao nuôi thủy sản nước ngọt và
nước lợ để thích ứng với biến đổi khí hậu, thời tiết, nhiệt độ và
độ mặn tăng;
v. Nghiên cứu phát triển các hệ thống nuôi thủy sản mới và hiện đại,
thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, thân thiện
môi trường, an toàn sinh học, an toàn thực phẩm (như hệ thống
nuôi bể, nhà kín, Biofloc, tuần hoàn, lồng, kết hợp,… các quy mô
khác nhau);
vi. Tuyên truyền, tập huấn nhằm nâng cao nhận thức của người nuôi
về biến đổi khí hậuvà xâm nhập mặn, cũng như nuôi thủy sản bối
cảnh mới, nhằm giúp chủ động theo dõi và ứng phó phù hợp;
vii. Tăng cường công tác nghiên cứu, quan trắc hiện trường, dự báo và
kịp thời thông tin về biến đổi yếu tố môi trường, xâm nhập mặn
giúp định hướng và tư vấn kịp thời cho sản xuất;
viii. Đẩy mạnh công tác chuyển giao công nghệ, xây dựng mô hình
nuôi các loài thủy sản tiềm năng cho chuyển đổi đối tượng và cơ
cấu sản xuất;
ix. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào nuôi trồng thủy sản;
x. Hoàn chỉnh quy hoạch, quản lý và xây dựng kết cấu hạ tầng;
xi. Đẩy mạnh công tác phát triển thị trường, đầu ra, nhất là cho các sản
phẩm mới;
234