Page 241 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 241

Về tổ chức sản xuất

               Các mô hình nuôi biển hiện nay chưa đảm bảo được tính bền vững cũng
          như khả năng vươn xa ra biển còn hạn chế. Mô hình liên kết trong sản xuất
          đối với các hộ ngư dân quy mô nhỏ chưa được phát triển rộng rãi và mang lại
          hiệu quả cao trong sản xuất. Tổ chức sản xuất theo chuỗi liên kết, hình thành
          các vùng nuôi tập trung, đảm bảo về môi trường, dễ dàng kiểm soát, khắc
          phục khi có sự cố về thiên tai, dịch bệnh xảy ra chưa được chú trọng. Các thể
          chế chính sách thu hút đầu tư trong lĩnh vực nuôi biển và chế biến sản phẩm
          sâu, sản phẩm giá trị gia tăng từ nuôi biển chưa phát huy được hiệu quả so
          với tiềm năng trong vùng.

               c) Giải pháp phát triển ngành cá biển hướng tới mục tiêu phát triển
          kinh tế biển của vùng ĐBSCL

               Về sản xuất

               Ngành hàng cá biển cần ứng dụng mô hình tiên tiến và tiến tới mô hình
          nuôi xa bờ; khuyến khích đầu tư phát triển mô hình nuôi biển theo mô hình
          tiên tiến với chất liệu bè hiện đại, an toàn và chống chịu tốt với điều kiện sóng
          biển và thích ứng an toàn khi có bão xảy ra. Ngoài ra, cơ quan ban ngành và
          chính quyền địa phương khuyến khích ứng dụng khoa học công nghệ mới,
          công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực nuôi biển đặc biệt là ưu đãi cho các doanh
          nghiệp có đủ tiềm lực tài chính để đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP:
          Public - Private Partnership) nhằm đáp ứng được mục tiêu của đề án nuôi thủy
          sản trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 của Thủ tướng Chính
          phủ. Bên cạnh đó còn góp phần đảm bảo an ninh, quốc phòng trên biển và
          phát triển kinh tế - xã hội vùng biển đảo.
               Thu hút mô hình nuôi biển quy mô công nghiệp kết hợp đa loài tích hợp
          trong cùng một không gian biển để bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển
          bền vững: Mô hình nuôi thủy sản đa loài nhằm tận dụng diện tích mặt nước,
          phù hợp đặc điểm sinh học của từng loài để giảm thiểu tác động môi trường,
          giảm rủi ro trong sản xuất và nâng cao hiệu quả trong sản xuất. Ví dụ mô hình
          nuôi cá lồng –nhuyễn thể- rong biển, đây có thể mô hình được xem có tiềm
          năng thu hút du lịch sinh thái, bền vững môi trường và phát triển ổn định về
          kinh tế trong tương lai trên biển.
               Kêu gọi thu hút đầu tư vào công nghệ sản xuất giống và chế biến thức
          ăn công nghiệp: khuyến khích doanh nghiệp phối hợp với cơ quan nghiên cứu
          của viện, trường đại học để ứng dụng và chuyển giao công nghệ sản xuất



          230
   236   237   238   239   240   241   242   243   244   245   246