Page 235 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 235

sản phẩm tôm sú được chế biến và xuất khẩu là: tôm nguyên con đông lạnh
          còn đầu, còn vỏ (Ký hiệu là HOSO: Head on shell-on shrimp); tôm bỏ đầu,
          còn vỏ (HLSO: Headless shell-on shrimp); và tôm bốc vỏ để lại đốt đuôi và
          đuôi (PTO: Peer Tail on). Tôm của Việt Nam được xuất khẩu sang 5 thị
          trường chính, bao gồm: Mỹ (chiếm 26,9% kim ngạch xuất khẩu); Nhóm thị
          trường trong Hiệp định CPTPP (Nhật Bản, Australia, Canada, Singapore)
          chiếm 25,5%; EU (Hà Lan, Đức, Bỉ, Pháp) chiếm 15,8%; Trung Quốc và
          Hồng Kông chiếm 10,6%; và Hàn Quốc chiếm 9,6% (VASEP, 2022).
               Những điểm nghẽn chính của chuỗi giá trị

               Thông qua phân tích kinh tế chuỗi của cả hai CGT trên cho thấy, kênh
          phân  phối  càng  ngắn  càng  tốt  (cụ  thể  là  kênh  phân  phối  từ  NN  đến  các
          DNCBXK),  tuy  nhiên  trong  thực  tế  do  năng  lực  liên  kết  giữa  NN  và
          DNCBXK còn rất hạn chế nên tỷ trọng sản phẩm tôm được tiêu thụ qua kênh
          này chưa cao, đặc biệt đối với CGT của TTCT. Thêm vào đó, sản phẩm tôm
          xuất khẩu được chế biến càng sâu sẽ mang lại lợi nhuận càng cao, cụ thể là
          sản phẩm tôm chế biến PTO. Theo kết quả nghiên cứu và đánh giá của nhiều
          tác giả cho rằng, trong quá trình hoạt động, các tác nhân tham gia trong hai
          CGT trên bên cạnh có được những thuận lợi và cơ hội, họ cũng phải đối mặt
          với những thách thức và hạn chế nhất định, và do vậy đã tạo ra những điểm
          nghẽn hoặc lỗ hổng làm kìm hãm khả năng tạo ra lợi nhuận cho toàn chuỗi
          (Son và ctv., 2020a). Theo nghiên cứu gần đây của Trang (2019), Son và ctv.
          (2020b), Lam và Anh (2020), có ba điểm nghẽn chính đối với ngành hàng
          tôm biển ở ĐBSCL, bao gồm: i) Nguồn cung con giống tôm trong vùng thiếu
          và không ổn định cả về số lượng và chất lượng; ii) Liên kết dọc giữa các tác
          nhân tham gia trong CGT cũng như liên kết ngang giữa NN và giữa các
          DNCBXK với nhau chưa chặt chẽ và chưa hiệu quả; và iii) Đầu tư nghiên
          cứu phát triển sản phẩm giá trị gia tăng và xây dựng thương hiệu tôm chung
          của vùng chưa được quan tâm đúng mức. Ba điểm nghẽn này cũng được xem
          là những nguyên nhân quan trọng làm gảm năng lực cạnh tranh của ngành.
               Giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị

               Dựa trên cơ sở kết hợp những cơ hội và thách thức của ngành hàng tôm
          đã được đề cập cũng như từ ba điểm nghẽn được nhận diện ở trên, năm giải
          pháp sau đây cần xem xét để nâng cấp CGT ngành hàng tôm ở ĐBSCL.

               i) Tăng cường đầu tư các cơ sở/doanh nghiệp sản xuất con giống, có
          chất lượng cao để cung cấp cho thị trường trong vùng. Giải pháp này được
          đề xuất dựa trên cơ sở như: tận dụng cơ hội ngành hàng tôm được hỗ trợ của
          Nhà nước, Bộ ngành có liên quan, Chính quyền địa phương và VASEP; Nhà



          224
   230   231   232   233   234   235   236   237   238   239   240