Page 234 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 234

c) Chuỗi giá trị ngành hàng tôm nước lợ

               Mô tả chuỗi giá trị
               Kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt 3,9 tỷ USD trong năm
          2021, trong đó tôm sú và tôm thẻ chân trắng chiếm đến 92,6% (VASEP,
          2022a), phần lớn được sản xuất và chế biến ở ĐBSCL. Năm 2020, diện tích
          nuôi tôm sú của vùng là 597.000 ha (chiếm 95% diện tích nuôi tôm sú cả
          nước), tôm thẻ là 83.000 ha (chiếm 74,4% diện tích nuôi tôm thẻ cả nước);
          sản lượng tôm sú và tôm thẻ năm 2020 của vùng đạt 271.000 tấn (chiếm
          94,3% sản lượng tôm sú cả nước) và 511.000 tấn (chiếm 83,4% sản lượng
          tôm thẻ chân trắng cả nước) (VASEP, 2021). Những con số vừa nêu cho thấy
          ĐBSCL  đóng  vai  trò  cực  kỳ  quan  trọng  trong  khâu  sản  xuất  nguồn  tôm
          nguyên liệu cho khâu chế biến và xuất khẩu của cả nước. Diện tích nuôi tôm
          nước lợ tập trung ở 8 tỉnh ven biển trong số 13 tỉnh của ĐBSCL, bao gồm:
          Long An, Tiền Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh
          và Bạc Liêu. Có hai xu hướng phát triển tôm nước lợ trong giai đoạn 2010-
          2020 (Son và ctv., 2020), bao gồm:  i) Tỷ trọng diện tích và sản lượng nuôi
          tôm thẻ chân trắng có xu hướng gia tăng, trong khi đó tôm sú lại có xu hướng
          giảm, và ii) xu hướng dịch chuyển sản xuất từ mô hình nuôi quảng canh sang
          thâm canh đối với cả hai loài tôm.  Trong phạm vị của tài liệu này, chuỗi giá
          trị (CGT) của sản phẩm tôm thẻ chân trắng và tôm sú được nuôi theo hình
          thức thâm canh sẽ được tập trung đề cập và thảo luận.

               Đối với CGT tôm sú thâm canh, kênh thị trường chính là kênh xuất
          khẩu, có đến 92% lượng tôm nuôi được tiêu thụ trong thị trường xuất khẩu.
          Trong đó, có ba kênh phân phối chính, bao gồm:

               - Kênh 1) Người nuôi (NN) ➔ Doanh nghiệp Chế biến và Xuất khẩu
          Thủy sản (DNCBXK) ➔ Nhà nhập khẩu nước ngoài (NNK);
               - Kênh 2) NN ➔ Thương lái (TL) ➔ DNCBXK ➔ NNK;

               - Kênh 3) NN ➔ Đại lý/vựa (ĐL) ➔ DNCBXK ➔ NNNK.
               So với TS, xuất khẩu cũng là kênh thị trường chính, có 86% lượng tôm
          nuôi được tiêu thụ qua kênh này. Trong đó, có hai kênh thị trường chính là:
          Kênh 1) NN ➔ TL ➔ DNCBXK ➔ NNK và Kênh 2) NN ➔ TL ➔ ĐL ➔
          DNCBXK ➔ NNK. Đối với cả hai CGT này, các tác nhân tham gia trong
          CGT được sự hỗ trợ/thúc đẩy của sở và phòng NN&PTNT, Hiệp hội Chế biến
          và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), các viện, trường và các dự án
          trong  và  ngoài  nước,  chính  quyền  địa  phương  các  cấp  và  các  ngân  hàng
          thương mại, từ khâu đầu vào đến khâu chế biến và thương mại. Có ba dạng



                                                                                223
   229   230   231   232   233   234   235   236   237   238   239