Page 229 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 229
- Có khả năng ứng dụng công nghệ cao, công nghệ thông minh vào
quản lý, vận hành.
- Có khả năng triển khai ở các quy mô nhỏ - lớn khác nhau, nông hộ -
công ty, ở vùng ven biển hay đặc biệt là vùng đô thị nội địa, phục vụ
sản phẩm sạch, chất lượng cao và tươi sống cho đô thị.
Nhìn chung, nghề nuôi tôm ở ĐBSCL hiện nay theo 2 hướng quan
trọng. Hướng thứ nhất gồm các mô hình nuôi tôm mật độ thấp, chủ yếu là tôm
sú và tôm tự nhiên; năng suất tương đối thấp (300-500 kg/ha/năm), như tôm
quảng canh cải tiến, tôm rừng, tôm lúa, với kỹ thuật nuôi đơn giản, thân thiện
môi trường, sinh thái, sản phẩm hữu cơ; đầu tư vốn thấp, phù hợp với điều
kiện kinh tế xã hội, an sinh của đa số người dân nông thôn, tính bền vững tốt.
Các mô hình này đang phát huy tiềm năng diện tích với tổng cộng trên
600.000 ha, rất cần thiết được duy trì và đây cũng là đặc trưng quan trọng của
nghề tôm ĐBSCL và Việt Nam. Hướng thứ hai là phát triển nuôi tôm thâm
canh và siêu thâm canh tôm chân trắng, nhằm tăng năng suất và sản lượng
cho xuất khẩu. Các mô hình nuôi tôm chân trắng hiện nay không ngừng được
cải tiến về công nghệ theo hướng công nghệ cao, công nghệ thông minh; đảm
bảo an toàn sinh học; thích ứng biến đổi khí hậu; đảm bảo an toàn và chất
lượng sản phẩm; đảm bảo các tiêu chuẩn và chứng nhận quốc tế.
Bảng 9.7. Các yếu tố kỹ thuật mô hình tôm – rừng ở ĐBSCL
Chỉ tiêu Giá trị
Diện tích hộ nuôi (ha) 2.11±0.89
Tỷ lệ diện tích mương (%) 29.67±4.81
Tôm sú thả
Số đợt thả (lần/năm) 4.0±1.1
2
Mật độ thả (con PL/m /năm) 15.6±5.8
Kích cỡ tôm sú thu hoạch (con/kg) 18.2±1.8
Tỷ lệ sống (%) 1.59±0.33
Năng suất (kg/ha/year) 228.7±42.5
Cua biển nuôi kết hợp
Số lần thả (lần/năm) 4.9±1.5
2
Mật độ thả (con/m /năm) 0.38±0.14
Năng suất (kg/ha/năm) 68.4±34.6
Năng suất tôm tự nhiên (kg/ha/năm) 83.0±35.9
Năng suất cá tư nhiên (kg/ha/năm) 116.1±53.9
(Nguồn: Hải và ctv, 2021)
218