Page 227 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 227
Diện tích nuôi (ha) Sản lượng (tấn)
Năm
Hình 9.15. Diện tích và sản lượng tôm nước lợ giai đoạn 2006-2021
(Nguồn: Tổng cục thủy sản qua các năm)
Công nghệ nuôi tôm biển
Các mô hình nuôi tôm biển đặc trưng ở ĐBSCL bao gồm nuôi quảng
canh cải tiến (trên 330.000 ha, năng suất 300-400 kg/ha/năm), nuôi tôm –
rừng kết hợp (trên 50.000 ha, năng suất 300-400 kg/ha/năm), nuôi tôm – lúa
luân canh (trên 170000 ha, năng suất 200-600 kg/ha/vụ đối với tôm sú; 1-1,5
tấn/ha/vụ đối với tôm chân trắng); nuôi thâm canh (năng suất 4-5 tấn/ha/vụ
đối với tôm sú; hay 9-15 tấn/ha/vụ đối với tôm chân trắng (Hải và ctv., 2015).
Các mô hình nuôi tôm chân trắng siêu thâm canh đang bắt đầu phát triển.
Nuôi tôm biển ở Việt Nam bắt đầu từ những năm 1970 với mô hình
quảng canh, tôm-rừng dựa vào việc cấp nước sông rạch có tôm giống tự nhiên
vào đầm vuông nuôi tôm. Đến năm những 1980, mô hình nuôi tôm quảng
canh cải tiến hình thành, với nguồn tôm giống nhân tạo (tôm thẻ địa phương)
được thả bổ sung ngoài tôm giống tự nhiên. Từ năm 1985, sản xuất giống tôm
sú thành công và bắt đầu được thả nuôi trong các mô hình quảng canh cải
tiến, thay dần tôm thẻ địa phương. Để cải thiện năng suất tôm nuôi và ứng
dụng khoa học kỹ thuật vào nuôi tôm thì đến đầu những năm 1990, một số
công ty và nông hộ bắt đầu áp dụng mô hình nuôi tôm bán thâm canh và thâm
canh, tuy nhiên mô hình này chỉ thật sự phát triển mạnh sau năm 2000.
216