Page 228 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 228

Cùng với đó, những năm đầu 2000, mô hình tôm lúa luân canh bắt đầu
          hình thành và phát triển rộng rãi cho đến nay. Năm 2008, mô hình nuôi tôm
          thẻ chân trắng thâm canh ao đất bắt đầu phát triển mạnh, sản lượng tôm nuôi
          cũng tăng lên rất nhanh. Trong bối cảnh mới, từ những năm 2010 đến nay,
          mô hình nuôi tôm chân trắng siêu thâm canh được hình thành và phát triển
          với nhiều công nghệ được cải tiến và áp dụng.  Đặc biệt, có sự chuyển dịch
          nhanh chóng đối tượng nuôi từ nuôi tôm sú sang tôm chân trắng, từ giống
          sản xuất với tôm bố mẹ tự nhiên sang giống tôm từ bố mẹ gia hóa; từ mô
          hình nuôi tôm thay nước sang mô hình nuôi Bioflocs và tuần hoàn (RAS); từ
          nuôi 1 giai đoạn sang nuôi 2-3 giai đoạn; từ nuôi hở ngoài trời sang nuôi
          trong nhà lưới, nhà kín; từ quy mô ao lớn sang ao, bể nhỏ, từ mật độ thấp
                                                    2
                         2
          dưới 100 con/m  đến mật độ trên 300 con/m , năng suất dưới 10 tấn đến trên
          40 tấn/ha/ vụ.
               Với vai trò và sứ mệnh trong đào tạo, nghiên cứu và phát triển, chuyển
          giao công nghệ cho vùng ĐBSCL và cả nước, Trường Đại học Cần Thơ đã
          không ngừng tiên phong trong nghiên cứu, cải tiến và phát triển các công
          nghệ mới và ứng dụng hiệu quả vào nuôi tôm trong các thập niên qua. Các
          thành tựu quan trọng là cải tiến hiệu quả các mô hình tôm – rừng; phát triển
          tôm quảng canh cải tiến đa loài, kết hợp rong biển; tôm lúa 2 giai đoạn, kết
          hợp vi sinh, hướng đến sản xuất hữu cơ; ương nuôi tôm thẻ và tôm sú thâm
          canh và siêu thâm canh 2 giai đoạn áp dụng công nghệ Bioflocs; và nuôi tôm
          chân trắng siêu thâm canh trong hệ thống tuần hoàn kết hợp đa loài (CTU-
          RAS) hiện đang được triển khai tại các địa phương cũng như bắt đầu phát
          triển cả hướng nuôi tôm đô thị, với năng suất 35 – 50 tấn/ha/vụ. Các ưu điểm
          quan trong của mồ hình nuôi tôm siêu tham canh theo hệ thống tuần hoàn
          CTU-RSAS bao gồm:

               -  Thân thiện môi trường (tuần hoàn nước hoàn toàn; nước thải và chất
                  thải được xử lý qua lọc sinh học)
               -  An toàn sinh học, hạn chế tối đa rủi ro dịch bệnh

               -  Giảm sử dụng và giảm chi phí thức ăn, khoáng và hóa chất, nước

               -  Sản phẩm sạch, tự nhiên, chất lượng cao, an toàn thực phẩm (không
                  dùng kháng sinh, sử dụng thức ăn thiên nhiên là bí đỏ)
               -  Có khả năng thích ứng tốt với Biến đổi khí hậu (do kiểm soát và ổn
                  định tốt môi trường)





                                                                                217
   223   224   225   226   227   228   229   230   231   232   233