Page 223 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 223
Sản lượng tôm bột (PL) (tỉ con)
Số trại
Năm
Hình 9.12. Số trại và sản lượng tôm bột (PL-Postlarvae)
tôm nước lợ giai đoạn 2006-2021
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của Tổng cục thủy sản các năm)
Công nghệ sản xuất giống tôm nước lợ
Sản xuất giống tôm biển bắt đầu phát triển từ năm 1990, tuy nhiên lúc
này kỹ thuật còn thấp và chủ yếu áp dụng quy trình thay nước có sử dụng
kháng sinh. Đến năm 1999, Khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ sử
dụng nước ót (có độ mặn từ 80 đến 120‰) pha với nước ngọt để có nước 30
‰ cho ương tôm và đã ứng dụng thành công quy trình tuần hoàn trong sản
xuất giống tôm sú và chuyển giao công nghệ này cho các tỉnh đạt hiệu quả
cao (Thanh và ctv., 1999). Từ đó, mở thêm hướng mới cho nghề sản xuất
giống tôm sú ở những nơi có nguồn nước mặn khan hiếm hoặc có thể áp dụng
cho những vùng sâu trong nội địa. Tuy nhiên, hầu hết các trại ở khu vực ven
biển, nơi có nguồn nước chủ động và độ mặn ổn định cho quá trình sản xuất
thường vẫn áp dụng quy trình thay nước.
Theo Sơn và ctv. (2021), kết quả điều tra các trại giống ở Ninh Thuận,
Bạc Liêu, Cà Mau cho thấy hầu hết các trại sản xuất giống tôm biển chủ yếu
sử dụng quy trình thay nước có bổ sung chể phẩm sinh học. Đây là một bước
tiến mới nhằm ổn định môi trường nước và tăng cường an toàn sinh học, hạn
chế thay nước và hạn chế sử dụng kháng sinh trong quá trình ương tôm giống.
Gần đây, để tiếp tục phát triển sản xuất giống tôm biển theo hướng an
toàn sinh học, quy trình sản xuất giống tôm sú và tôm thẻ theo công nghệ
Biofloc đã được nghiên cứu và phát triển tại Khoa Thủy sản - Trường Đại học
Cần Thơ (Tảo và ctv., 2021). Quy trình này đã ứng dụng thành công cho các
212