Page 221 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 221

Giải pháp giảm rủi ro do biến động giá bán và thị trường tiêu thụ sản
          phẩm cá tra: Tăng cường đầu tư để nâng cao hiệu quả kỹ thuật nằm giảm chi
          phí thức ăn và nâng cao tỷ lệ sống trong quá trình nuôi: Giải pháp này đưa ra
          trên cơ sở thực tế hiện nay giá thức ăn có xu hướng gia tăng và giá bán xuất
          khẩu có xu hướng bảo hòa vì vậy vấn đề đặt ra là đầu tư nghiên cứu cải tiến
          kỹ thuật để giảm hệ số thức ăn (FCR) nhằm giảm chi phí thức ăn và giảm giá
          thành nuôi cá tra thương phẩm. Theo Lan và ctv. (2021) khi áp dụng biện
          pháp cải tiến trong cho ăn sẽ góp phần giảm hệ số thức ăn (FCR) cũng như
          góp phần giảm chi phí sản xuất. Bên cạnh đó, hiệu quả kỹ thuật nuôi cá tra ở
          ĐBSCL trung bình là 69,0% với tỷ lệ sống 71,4-76,1% (Hiền và ctv., 2020).
          Như vậy, muốn góp phần nâng cao hiệu quả kỹ thuật trong nuôi cá tra cần
          nâng cao tỷ lệ sống (chất lượng con giống tốt) và năng cao năng suất nuôi để
          góp phần giảm giá thành và nâng cao hiệu quả sản xuất.
               Tăng cường công tác dự báo thị trường cũng như xây dựng mô hình sản
          xuất và tiêu thụ đáp ứng từng phân khúc thị trường nhằm giảm rủi ro về biến
          động giá bán do khủng hoảng thị trường (khủng hoảng thiếu hoặc khủng
          hoảng thừa). Bên cạnh đó, nâng cao giá trị sản phẩm thông qua đầu tư công
          nghệ chế biến sâu và nâng cao tỷ lệ giá trị xuất khẩu từ các sản phẩm chế biến
          có giá trị gia tăng. Đẩy mạnh phân khúc thị trường nhằm cung cấp các sản
          phẩm độc đáo, sản phẩm cao cấp và các sản phẩm có giá trị cao đặc trưng từ
          cá tra nhằm xây dựng thương hiệu cho cá tra Việt Nam. Khuyến khích và hỗ
          trợ chính sách tài chính cho các doanh nghiệp chế biến (phù hợp với quy định
          quốc tế) đầu tư công nghệ nhằm nâng cao năng lực sản xuất và nâng cao khả
          năng cạnh tranh với các doanh nghiệp chế biến trên thị trường quốc tế so với
          các sản phẩm khác như cá nheo và cá tuyết. Đánh giá và xây dựng lộ trình
          đảm bảo tính tương đồng trong sản xuất với ngành cá da trơn của Mỹ trong
          đó chú trọng đến khâu dịch vụ logistic và vận chuyển chuyên nghiệp để đảm
          bảo yêu cầu theo quy định của các tổ chức chứng nhận và phù hợp với yêu
          cầu của các nhà nhập khẩu.

               9.4.2 Ngành hàng tôm nước lợ
               a) Sản xuất giống tôm biển

               Trại giống và sản lượng giống tôm biển

               Ở Việt Nam, các nghiên cứu đầu tiên về sản xuất giống tôm biển được
          thực hiện từ năm 1970 ở Miền Bắc với các loài tôm thẻ đuôi xanh (Penaeus
          merguiensis) và tôm he Nhật Bản (Penaeus japonicus), đến năm 1985, tôm sú
          được sản xuất giống thành công ở Miền Trung và đã trở thành đối tượng chủ


          210
   216   217   218   219   220   221   222   223   224   225   226